Điều này được Bộ GD-ĐT coi là một trong những tồn tại, hạn chế của năm học 2020-2021.

Bên cạnh đó, tỷ lệ chi cho con người (chi lương, các khoản theo lương) còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi thường xuyên tại các trường. Thậm chí, nhiều địa phương chưa bảo đảm tỷ lệ tối thiểu 18% chi chuyên môn theo quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg. Điều này gây khó khăn cho công tác bảo đảm chất lượng dạy và học tại các địa phương.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT nhìn nhận việc mua sắm bổ sung thiết bị theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn chậm. Đặc biệt trong tình hình dịch Covid-19 học sinh phải học trực tuyến, tại những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số, cơ sở vật chất và trang thiết bị, đường truyền Internet còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

{keywords}
Chi ngân sách cho toàn ngành giáo dục năm 2021 chỉ đạt 17,3% (Ảnh minh họa).

Cùng đó, tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên mầm non, phổ thông ở một số địa phương vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học. Theo Bộ GD-ĐT, chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng đều, còn khoảng cách lớn giữa các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và các vùng thuận lợi. Một bộ phận giáo viên chưa theo kịp được yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục; chưa sử dụng thành thạo giải pháp dạy học trực tuyến đểquản lý lớp học, tổ chức các hoạt động học tập.

Bộ GD-ĐT cho rằng, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với lĩnh vực GD-ĐT trên địa bàn là hết sức quan trọng, nhất là khi có sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của bí thư và chủ tịch UBND các tỉnh, thành.

“Thực tiễn cho thấy, ở đâu và khi nào, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo đối với ngành Giáo dục địa phương thì ở đó chất lượng giáo dục được cải thiện rõ rệt, các vấn đề về GD-ĐT mà nhân dân bức xúc giảm hẳn”, Bộ GD-ĐT nêu.

Đông Hà

Nhiều kiến nghị tăng ngân sách Trung ương đầu tư cho giáo dục

Nhiều kiến nghị tăng ngân sách Trung ương đầu tư cho giáo dục

Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị tăng mức đầu tư của ngân sách Trung ương cho giáo dục trong giai đoạn 2021-2025 thay vì mức dự kiến 3,8%.

Bộ Giáo dục đề xuất bổ sung gần 95.000 biên chế giáo viên

Bộ Giáo dục đề xuất bổ sung gần 95.000 biên chế giáo viên

Đây là đề xuất trong vòng 5 năm tới. Trong đó, riêng năm 2021, đề nghị bổ sung khoảng 30.000 biên chế.