Không lâu sau khi cô giáo Hoàng Thị Thu Hiền (TP.HCM) viết thư với 8 thỉnh cầu gửi Bộ GD-ĐT, trưa 12/5, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trực tiếp gọi điện thoại cho cô giáo.

Trong cuộc trao đổi, Bộ trưởng bày tỏ thái độ quan tâm với những thỉnh cầu của cô giáo. Bộ trưởng mong muốn lắng nghe thêm những ý kiến đóng góp khác của những người có tâm huyết với nghề. 

Do đang đi công tác ở Bình Định nên ông Nhạ hẹn cuối tháng 5 này khi đi công tác ở TPHCM sẽ có cuộc hẹn trao đổi trực tiếp với cô Hiền.

Trước đó, trong lá thư đăng trên báo Tuổi Trẻ, cô giáo Hoàng Thị Thu Hiền đã đưa ra 8 thỉnh cầu gửi tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Các nội dung như sau:

Thứ nhất, cô giáo mong Bộ trưởng nhìn vào học sinh lớp 12 khi gương mặt luôn mệt mỏi vì phải học từ sáng đến tối, học ở trường rồi học thêm ở trung tâm nhưng lại thiếu kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử, không biết bênh vực cái tốt, trước cái ác không dám lên tiếng phản đối.

Thứ hai, cô mong Bộ trưởng chấm dứt nỗi lo sợ cho giáo viên, học sinh và cả phụ huynh nữa bởi sự thay đổi liên tục trong giáo dục, đặc biệt là trong thi cử.

Thứ ba, cô mong Bộ trưởng mở rộng cơ chế bổ nhiệm đội ngũ quản lý, để giáo viên có quyền lựa chọn người phù hợp vì hiện nay nhiều hiệu trưởng có tư duy già nua, cũ kỹ, bảo thủ. 

Hiệu trưởng cũng cần được trao cho khoảng tự do để đổi mới và cần có cơ chế luân chuyển hiệu trưởng ở các loại trường khác nhau để họ chứng minh được thực tài, nỗ lực phấn đấu. Ngay cả đối với giáo viên, các tổ trưởng chuyên môn cũng nên có sự luân chuyển như thế thì mới phát huy được tiềm năng ẩn chứa trong mỗi người. 

Thư tư, cô giáo mong ngành giáo dục bớt các loại sổ sách, đánh giá giáo viên ở phương pháp làm việc giỏi, chứ không phải ghi chép giỏi như kiểu thi “vở sạch chữ đẹp”!

Thứ năm, cô đề xuất Bộ trưởng nhân rộng những sáng kiến, kinh nghiệm hay trong ngành để các trường, các sở kịp thời học hỏi lẫn nhau.

Thứ sáu, cô mong Bộ trưởng hãy tăng thêm chế độ đãi ngộ cho những giáo viên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

{keywords}

Ảnh: Văn Chung

Thứ bảy, cô thấy chương trình đại học có đến 30% môn học không cần thiết, nên thay bằng các chuyên ngành hữu dụng.

Cuối cùng, bản thân cô thấy giáo dục hiện nay quá thiên lệch về nhồi nhét kiến thức, coi nhẹ giáo dục đạo đức của ngành giáo dục mấy chục năm nay đã thấy được hệ lụy của nó.

Bức thư của cô giáo ngay lập tức nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của giáo giới và nhiều người trong xã hội.

  • Văn Chung

Có những vấn đề vượt thẩm quyền

Họ tên: Nguyễn Danh Khôi

Email: khoind2006@...

Để giải quyết 8 thỉnh cầu này, Bộ trưởng GD - ĐT nên là trung tâm để xử lý. Vì có những vấn đề sẽ vượt quyền, mà phải xin ý kiến ở cấp cao hơn, ở cấp Đảng và Chính phủ. Trước mắt, bộ trưởng lắng nghe và giải quyết mấy vấn đề thuộc thẩm quyền để tạo niềm tin cho xã hội.

    

Giáo dục gia đình làm nên 2/3 nhân cách con cái

Họ tên: Huyen Linh Tran

Email: huyenlinh.vcvb@...

Bạn nghĩ nhà trường có thể làm nên nhân cách tròn trịa cho con cái chúng ta hay sao? Bạn có đặt câu hỏi tại sao chúng lại đến trường tụ tập ăn chơi... chưa? Chính bạn, tôi phương pháp giáo dục con cái của gia đình làm nên 2/3 nhân cách của con cái chúng ta. Phần còn lại là của nhà trường và xã hội.

Tại sao trẻ không  nói bậy ở nhà mà ra ngoài lại nói bậy? Tại sao chúng "hiền lành, lễ phép" ở nhà mà ra ngoài lại hung hãn??Tại chúng sợ bố mẹ nên không thể hiện, bộc lộ thôi chứ không phải đạo đức của chúng đẹp đẽ và trong sáng vốn thế... Tại sao chúng lại thế? Tại bố mẹ nghiêm khắc với con, chưa là những người bạn của con để thấu hiểu, để tháo gỡ. Khi ở nhà, nếu trẻ bị bố mẹ áp đặt, mắng mỏ chúng sẽ đá chó đánh mèo. Khi ra ngoài chúng sẽ áp đảo kẻ yếu...         

    

Thỉnh cầu sai chỗ

Họ tên: Trần Thanh Tâm

Email: Thanhtamclh@....

Vị trí hiệu trưởng không do ngành giáo dục được quyết định, mà do các cấp lãnh đạo địa phương quyết định. Còn vấn đề nặng nề nhiêu khê về các loại sổ sách và báo cáo là do bệnh thành tích và hủ lậu của các lãnh đạo ngành giáo của địa phương.