Giao tiếp có vai trò rất lớn trong việc truyền đạt mong muốn, thiết lập mối quan hệ giữa bạn và người khác. Nó cũng có thể tạo ấn tượng hoặc phá vỡ ấn tượng trong lần đầu tiên bạn gặp một ai đó.

Cách bạn chọn từ và cách bạn sử dụng chúng có thể khiến bạn trở thành một người thông minh, ngu ngốc, ấm áp, xa xôi, nhút nhát hay tự tin… Dù vô thức hay chủ ý, người quyền lực thường sử dụng 7 thói quen giao tiếp dưới đây để tạo ấn tượng tốt với người đối diện.

{keywords}

1. Họ có những điều đáng nói

Trước tiên, họ hầu như lúc nào cũng có những thứ đáng nói. Không phải là vì những người quyền lực thì có nhiều điều thú vị để nói hơn những người bình thường. Mà bởi vì khi họ nghĩ về thứ gì đó để nói, họ sẽ giữ nó lại, suy nghĩ kỹ lưỡng về việc có nên nói hay không. Nếu không, họ sẽ bỏ qua.

Không phải mọi suy nghĩ xuất hiện trong đầu bạn cũng đều là sự đóng góp có giá trị cho cuộc trò chuyện, và cũng không phải mọi chi tiết nhỏ trong câu chuyện đều đáng bỏ qua. Nếu bạn không có bất cứ điều gì có ý nghĩa để nói thì cũng đừng lo lắng. Hãy đợi cho đến khi bạn có.

2. Họ không ngại im lặng

Những người diễn thuyết và nói chuyện hiệu quả hiểu rằng im lặng có sức mạnh hơn là nói những điều vô nghĩa. Thay vì cố gắng lấp đầy khoảng trống, họ chỉ đơn giản là ngừng nói. Khoảng lặng trong cuộc trò chuyện sẽ cho tất cả người tham gia thời gian để suy nghĩ cẩn thận về những gì đang thực sự diễn ra.

3. Họ không lấn át trong cuộc trò chuyện

Thay vì nói mọi thứ về bản thân, những người quyền lực có xu hướng để người khác nói. Họ hỏi những câu hỏi có ý nghĩa về cuộc sống, về ý tưởng và về sự phát triển của người khác.

4. Họ không tranh luận

Họ tránh tranh luận trực tiếp trong cuộc trò chuyện. Những dạng tranh luận trực tiếp như “điều đó sai rồi” hay “tôi không đồng ý” ngay lập tức biến bạn trở thành nhân vật phản diện trong cuộc trò chuyện và khiến bạn trở thành một người thiếu tích cực. Thay vì tranh cãi, hãy đưa ra một quan điểm khác.

Bạn có thể nói “Tôi có thể hiểu quan điểm của bạn, nhưng có một quan điểm khác ở đây”, hoặc “tôi từng đọc được một quan điểm khác” để đưa ra quan điểm của mình. Cách nói này khéo léo hơn mà không bao giờ làm mất đi quyền thể hiện ý kiến của bạn.

{keywords}

5. Họ tránh dùng từ lóng, từ ngữ sáo rỗng và nói giảm nói tránh

Từ lóng, từ sáo rỗng, nói giảm nói tránh đều là những dạng khác của từ và cụm từ, nhưng chúng đều có điểm chung là bản thân chúng không có ý nghĩa. Từ lóng và từ sáo rỗng là những cách nói quá. Sử dụng những từ này là một cách nói ngầm rằng bạn không đủ thông minh để nghĩ ra những từ chuẩn mực để thể hiện ý của mình.

Nói giảm nói tránh thường nhằm mục đích lịch sự, nhưng nó lại thường làm lu mờ ý định thực sự của người nói. Tóm lại, nó làm bạn có vẻ quá khéo léo hoặc không thành thật. Hãy cố gắng nói ra suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và thẳng thắn nhất có thể.

6. Họ sử dụng những từ ngữ đơn giản

Lần sau khi bạn nghe một người quyền lực nói chuyện, hãy chú ý kỹ đến những từ ngữ to tát mà họ dùng. Bạn sẽ thấy họ không dùng nhiều những từ đó. Những khái niệm phức tạp, dài dòng và chuyên biệt có thể trông rất tuyệt trong văn biết, và chúng có thể có hiệu quả với một số mục đích cụ thể, nhưng trong văn nói, chúng có thể khiến người nghe nhầm lẫn.

Thậm chí nếu chúng không gây nhầm lẫn thì cũng có thể làm bạn trông có vẻ kiêu căng, thích khoe mẽ. Trong khi đó, những người quyền lực thích dùng những từ đơn giản, ít âm tiết để thể hiện bản thân.

7. Họ có ngữ điệu đa dạng và năng động

Bất cứ sự lặp đi lặp lại nào về ngữ điệu cũng làm giảm sức mạnh của cuộc trò chuyện. Ví dụ như bạn nói với ai đó bằng một giọng điệu đều đều, bạn sẽ bị đánh giá là nhàm chán, không thú vị. Nếu bạn có thói quen lên giọng ở cuối câu, bạn cũng có thể bị đánh giá là ngu ngốc hoặc trẻ con.

Trong khi đó, người quyền lực sử dụng nhiều tông giọng khác nhau để thêm một lớp thể hiện tình cảm cho lời nói của họ. Nó khiến người nghe say mê và khiến họ có vẻ như đang kiểm soát rất tốt câu chuyện của mình.

  • Nguyễn Thảo (Theo Business Insider)

Xem thêm: