Bạn có từng google những câu nói về động lực thúc đẩy bản thân, tìm kiếm những bài diễn văn tốt nghiệp truyền cảm hứng trên Youtube và đọc mọi thứ Stephen Covey (tác giả cuốn “7 Thói Quen Của Người Thành Đạt”) viết?

Người thành công ăn, ngủ và hít thở trong từng bước tiến bộ mà họ đạt được. Bởi vậy, thành công là một môn nghệ thuật chứ không phải khoa học.

{keywords}

1. Chào hỏi mọi người bằng tên

Dale Carnegie – cha đẻ của những nghiên cứu về tự hoàn thiện bản thân, phát triển các kĩ năng giao tiếp và diễn thuyết trước công chúng luôn nhấn mạnh rằng đối với một người, tên của họ là âm thanh ngọt ngào và quan trọng nhất dù trong bất kì ngôn ngữ ngữ nào. Do đó, cần dành thời gian ghi nhớ tên, sở thích, đam mê và những điều người khác cho là quan trọng.

Một chút nỗ lực tìm hiểu những người xung quanh trên phương diện con người chứ không phải những con số thống kê sẽ giúp bạn có được sự chung tay giúp đỡ của mọi người khi cần thiết.

2. Học cách giao phó, ủy thác công việc

Đứng trên cương vị lãnh đão cũng đồng nghĩa với việc phải chịu trách nhiệm khắc phục hiện tại để đạt được một tương lai thịnh vượng. Nếu cứ kiên quyết làm mọi việc theo cách của mình hoặc chỉ đạo người khác làm việc theo ý mình, bạn tất yếu sẽ thất bại.

Người sáng lập ra tập đoàn Kinko’s, Paul Orfalea, luôn nhắc nhở nhóm làm việc của ông: “Bận rộn không phải là một việc tốt. Nó cũng không phải là một cái cớ. Muốn hoàn thành công việc, hãy giao phó cho người khác!” Người thành đạt luôn thấu hiểu được giá trị của việc ủy thác công việc, từ đó thiết lập tính tự giác và sự tự tin cho những người xung quanh. Sau cùng, điều này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

3. Giao tiếp trong những tình huống tốt, xấu, hay tồi tệ

Đức Dalai Lama đã dạy: “Hệ quả của sự thiếu minh bạch là việc mất niềm tin vào mình và vào người”. Đơn giản là chúng ta cần phải minh bạch. Dù chuyện gì có xảy ra, sự minh bạch sẽ tạo dựng nên niềm tin, sự trung thực và tôn trọng tồn tại hằng ngày giữa người với người.

Những người thành đạt hiểu được rằng để có thể truyền cảm hứng và tạo động lực cho người khác, chẳng có điều gì quan trọng hơn xây dựng niềm tin, chia sẻ trung thực và đạt được sự tôn trọng của mọi người.

4. Sẵn sàng trở thành hình mẫu cho người khác

Triết gia vĩ đại đồng thời là nhà nhân đạo Albert Schweitzer luôn luôn nhấn mạnh rằng: “Ví dụ không phải là yếu tố chính tạo ra sức ảnh hưởng đối với người khác. Mà đó là yếu tố duy nhất”. Không ai có thể tự quyết định chọn mình trở thành hình mẫu tiêu biểu. Bất kể bạn có muốn hay không, bạn vẫn sẽ là một hình mẫu của người khác.

Chính vì vậy, thay vì lo lắng rằng mình luôn phải hoàn hảo trong mắt người khác thì hãy cứ là chính mình. Đơn giản là bởi vì ngay bên ngoài kia thôi, ai đó vẫn đang dõi theo từng hành động và lời nói của bạn với hy vọng một ngày nào đó họ cũng có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài năng, trung thực và minh bạch như bạn.

5. Thừa nhận tầm quan trọng của việc công nhận người khác

{keywords}

Maya Angelou nổi tiếng với câu nói: “Người ta sẽ quên những gì bạn nói, và họ sẽ quên những gì bạn làm, nhưng không bao giờ họ có thể quên được cảm xúc mà họ có về bạn”. Người thành công hiểu rõ khi trao quyền cho người khác, sự thừa nhận của mọi người là vô giá. Vì vậy, cần phải thường xuyên ghi nhận và tán dương những nỗ lực tích cực và thành tích của các cá nhân.

Làm được điều này tức là bạn đã nhận thức được cả những điều nhỏ nhoi vẫn luôn xảy ra. Và khi cô đặc lại, cuộc sống cũng chỉ gồm những điều nhỏ nhoi thôi. Mỗi thành công được tạo nên từ hàng nghìn trao đổi tích cực nhỏ nhoi – một điều một ngày, hằng ngày, và thường xuyên theo khả năng của bạn.

6. Luôn cố gắng là chính mình

Một số nhà lãnh đạo tài năng, vĩ đại nhất hoàn toàn không phải là những người khắc kỷ như lịch sử vẫn nói. Họ là những người năng động, lập dị (như Mark Cuban), hăng hái và hơn hết, họ là người nhân đạo. Con người luôn muốn gắn kết với những người đáng tin, đầy nghị lực và có sức lôi cuốn. Những điều này người ta không bao giờ có được nếu suốt cuộc đời chỉ cố gắng trở thành người khác.

Steve Jobs cũng nói: “Thời gian của bạn là có hạn, đừng nên phí phạm bằng cách sống cuộc đời của những người khác”.

7. Không hề làm việc theo lịch làm việc

Mark Cuban, một trong những người đàn ông giàu có và bận rộn nhất nước Mỹ, đã nhiều lần trích dẫn câu nói: “Thời gian đáng giá hơn tiền bạc”, đặc biệt là khi đó là thời gian của chính bạn. Lịch làm việc của một người thành đạt có thể giống với kết thúc của trò Tetris nhưng điều này không có nghĩa là thời gian và các cuộc đàm thoại của họ bị chi phối bởi những lời mời của Outlook.

Thời gian biểu của người thành công là mọi điều cần thiết để trao quyền cho người khác và tìm được thành công cho chính họ. Thành công không được quyết định bởi số lượng các cuộc họp. Thành công được tạo nên từ những trao đổi có ý nghĩa.

8. Luôn thấu hiểu mọi người xung quanh

Richard Branson đã rất nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thấu hiểu và tìm kiếm những điều tốt nhất từ những người xung quanh ông: “Tôi yêu những người làm việc cùng với tôi, tôi thích dành thời gian quan tâm họ, và quan trọng hơn hết là tôi thích học hỏi từ họ”. Chúng ta có thể học hỏi ông bằng cách dành một khoảng thời gian với đồng nghiệp và đặt mình vào vị trí của họ.

Bằng cách này, bạn sẽ được nhắc nhở hàng ngày rằng những người trong cuộc sống của bạn là vô giá, họ là thành công của bạn! Với Richard, không có công việc nào là thấp kém hơn ông, mọi công việc điều cần thiết với thành công mà ông đạt được.

9. Sống cuộc sống năng động

Chỉ cần nghĩ về Dwayne "The Rock" Johnson. Nếu cuộc sống là một môn thể thao đòi hỏi sự bền bỉ thì thành công chính là nhiên liệu. Để thành công và luôn thành công cũng giống như chạy marathon. Để vượt qua cuộc đua marathon này, chúng ta cần phải nạp vào bản thân những điều đúng đắn – đó chính là: con người, suy nghĩ, và kinh nghiệm. Như Dwayne "The Rock" Johnson nói: “Thành công không không nhất thiết là sự vĩ đại. Thành công cho thấy sự kiên định. Kiên định trong khó khăn sẽ mang lại thành công. Và vĩ đại vì vậy cũng sẽ đến”.

Những người thành đạt không chỉ rèn luyện trí tuệ, tâm hồn và ý chí, họ rèn giũa bản thân để có thể chịu đựng những cực nhọc cần thiết để thành công.

10. Dành thời gian để giải tỏa áp lực

Doe Zantamata, tác giả của cuốn “Karma” (Nghiệp Chướng), thông qua trang sách của mình đã nhấn mạnh rằng: “Khoảng thời gian người ta không làm bất cứ việc gì thường sẽ giúp cho mọi thứ đi vào quan điểm”. Để thành công sẽ cần rất nhiều năng lượng, động lực và đam mê. Dù cho chúng ta có tập trung, kiên định và vững chắc đến đâu, chúng ta vẫn sẽ mệt mỏi và kiệt sức.

Người thành công nhận thức được tầm quan trọng của việc dành thời gian cho bản thân để có thể tái tập trung, bổ sung thêm nghị lực và hiệu chỉnh lại tầm nhìn và mục tiêu của mình.

Sau cùng thì chúng ta cũng chỉ là những con người làm công việc của các siêu anh hùng và thậm chí siêu anh hùng vẫn có yếu điểm.

Đừng khiến sự thiếu chú ý đến nhu cầu của bản thân trở thành đá Kryptonite với bạn. Hãy tạo nên một ngày tuyệt vời cho chính mình!

  • Quách Yến - (Theo LifeHack)