Triển lãm Xuân 2016 đang diễn ra tại số 2 Lê Thái Tổ (Hà Nội) trưng bày những tác phẩm của 12 nghệ sĩ đất Hà Thành khiến không khí xuân về càng thêm háo hức.

12 nghệ sĩ là 12 phong cách, phong phú chủ đề, đa dạng chất liệu và ngôn ngữ tạo hình.

Họa sĩ Thành Chương, người cao tuổi nhất trong nhóm nghệ sĩ lại sử dụng gam màu trẻ trung nhất với chất liệu sơn mài để nói về không khí rộn ràng của mùa xuân. 

{keywords}

Tác phẩm của họa sĩ Thành Chương.

Trẻ như Doãn Hoàng Lâm hay Lê Quý Tông lại ưa thủ pháp cứng cáp trong những hình thể gợi tả của body hay sắc lạnh của cầu, hoặc Phạm An Hải và Đỗ Lê Hoàng thoải mái với những không gian trừu tượng nhưng vẫn rất đạo mạo.

{keywords}

Tác phẩm của họa sĩ Phạm An Hải

Họa sĩ Vương Tử Lâm, ngược với các bạn trẻ, dù ngót lục tuần, bất thần “xuất chưởng” bằng hai bức sơn dầu không đề đê mê ‘nghệ thuật nguyên thô’ (brut art) tả người thơ ngây nào kém mấy bé gái chơi trăng trong tranh biểu hiện ngả ‘trừu tượng’ của Lê Anh Quân.

Trong khi đó, Đào Châu Hải lần đầu công bố tranh giá. Hai bức sơn dầu tối giản, bố cục chắc nịch, nét màu dứt khoát, đậm ngôn ngữ khỏe tạo hình điêu khắc thép vốn rất nổi tiếng của ông.

Các nhà điêu khắc gia trẻ Thái Nhật Minh và Khổng Đỗ Tuyền mang tới Bờ Hồ cảm xúc xuân mạnh bằng những pho tượng kim loại hiện đại, độc đáo.

{keywords}

Tác phẩm của nhà điêu khắc Vương Văn Thạo

 Nuối tiếc kiến trúc ba sáu phố phường cổ kính, nhà điêu khắc Vương Văn Thạo nhất mực hoá thạch mãi những Tễu và cột điện trong phố.

Riêng họa sĩ Bùi Phan Trung Dũng góp hai tranh vào hội thì một bức kêu là ‘lập xuân’ đã đành, tại sao bức kia ông đặt tên ‘hạ chí”.

Bích Ngọc