- Đằng sau các thiết kế từ thương hiệu danh tiếng này luôn chứa đựng sự cầu kỳ, công phu đến choáng ngợp mà ít ai có thể tưởng tượng.

Trong bộ sưu tập (BST) thời trang cao cấp mới trình làng, Chanel trở về với các gam màu trung tính. Nhưng câu chuyện về kiểu dáng hay những sàn diễn được đầu tư với kinh phí khổng lồ từ lâu đã không còn xa lạ. Giới mộ điệu ngỡ ngàng hơn khi biết thiết kế áo khoác từ Chanel trong bộ sưu tập mới đây đã mất tới 1.000 giờ đồng hồ để hoàn thành.

Câu chuyện về chiếc áo khoác Chanel bắt đầu cách đây hơn 60 năm, mang sứ mệnh giải phóng phụ nữ khỏi những bộ đồ khắt khe và váy áo rườm rà của những năm 1950. Gabrielle Chanel đã thiết kế một bộ đồ lịch sự nhưng giản dị có thể mặc buổi sáng, buổi trưa và ban đêm.

Với sự nhấn mạnh vào đường cắt, cấu trúc và chức năng, bà tạo ra một thiết kế suit vượt thời gian, cho phép phụ nữ dễ dàng di chuyển, không cảm thấy vướng víu như họ đang mặc những bộ trang phục phức tạp của thập niên trước. 

{keywords}
Kiểu dáng thanh lịch này trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ nhà thiết kế đương đại.

Kể từ khi Karl Lagerfeld được bổ nhiệm làm Giám đốc nghệ thuật vào năm 1983, thiết kế này đã được tái hiện trong vô số các loại vải khác nhau từ da đến lông thú giả và vải terry.

Tâm điểm của BST ra mắt tại Grand Palais ngày qua là một bộ suit hai mảnh cắt từ len angora màu nâu cam và ghi, được thêu với hơn 225.000 hạt sequins lấp lánh và thời gian để các thợ thủ công hoàn thiện lên đến 1.000 giờ.

{keywords}
Cận cảnh chiếc áo khoác được đan xen chất liệu màu sắc phức tạp và đính hàng trăm nghìn hạt sequins trong BST Fall 2018 Couture.

Chanel có tổng cộng 4 công xưởng, với mỗi xưởng là nơi làm việc của hơn 50 thợ may tay nghề cao. Trong đó, 2 xưởng chuyên sâu trong việc phân tích thiết kế cùng mối tương quan với các chất liệu vải sang trọng như: vải tuyn, organza hay chiffon; 2 xưởng còn lại phụ trách xử lý chất liệu và cắt may thành hình.

Mỗi xưởng luôn có một thợ trưởng giám sát gần 70 mẫu thiết kế mỗi mùa. Jacqueline Mercier- người thợ trưởng đã có thời gian 25 năm làm việc cùng Karl Lagerfeld chia sẻ: "Tất cả đều bắt đầu bằng một bản phác thảo. Bản phác thảo của Karl rất rõ ràng. Điều đó giúp chúng tôi rất nhiều".

{keywords}
Bản phác thảo của Karl Lagerfeld cho thiết kế váy kỳ công.

Từ bản phác thảo, Jacqueline Mercier và nhóm của cô tạo ra một nguyên mẫu từ vải bông, được gọi là "toile". "Chúng tôi thử nghiệm theo khối lượng và tỷ lệ cho đến khi nguyên mẫu phản ánh chính xác bản phác thảo ban đầu", cô nói. "Sau đó, chúng tôi trình bày nó cho Karl trên người mẫu thực, để ông có thể chỉ ra những điểm cần điều chỉnh".

So sánh chiếc áo khoác đã hoàn thành với "toile", một số chi tiết kiểu dáng đã thay đổi và khối lượng của nó đã bao gồm lớp lót của vải cứng hơn.

{keywords}
Bản nguyên mẫu từ vải bông.

Loại vải cuối cùng được quyết định khi các "toile" được trình bày cho Karl Lagerfeld - giám đốc sáng tạo cùng Virginie Viard - giám đốc xưởng may. Các xưởng làm việc chặt chẽ với đối tác thủ công của Chanel cho chiếc áo khoác bằng len angora màu nâu, xám, được tôn tạo với hơn 225.000 sequins. 

{keywords}
Những bức hình chụp mẫu trong thiết kế ban đầu chưa được điều chỉnh.

Các "toile" được chuyển đổi thành một mẫu giấy phẳng có thể cắt được trên chất vải cuối cùng. Nó được khâu cẩn thận với nhau từng mảnh, thêu tinh tế và khâu trên mỗi đường may. Karl Lagerfeld xem xét tiến độ trong mọi trường hợp, mài giũa các chi tiết như màu sắc của lớp lót và khóa kéo.

Váy, áo jacket, mũ, găng tay, giày dép và túi xách đã đầy đủ fulllooks; chỉ chờ được đính khuy và các hạt sequins lấp lánh. Vì vậy, Jacqueline Mercier phải sắp xếp một đội thứ hai để làm việc ca đêm.

{keywords}
Chiếc áo khoác được đính hạt dưới bàn tay lành nghề của các thợ thủ công hàng đầu.

 Khi BST mới nhất từ Chanel hạ cánh sàn diễn cũng là lúc 986 giờ làm việc đã được tiêu tốn để hoàn thiện duy nhất một chiếc áo khoác. Người thợ trưởng luôn coi các thiết kế như con đẻ, và dễ dàng xúc động rơi nước mắt khi chương trình diễn ra.

Một đặc trưng của thời trang cao cấp (haute couture) là có giá lên tới 100.000 euro và khách hàng có thể mua độc quyền trên toàn cầu. Tuy nhiên, nếu hơn một thiết kế được tạo ra cho các khách hàng khác nhau, đội ngũ bán hàng của Chanel phải đảm bảo rằng những khách hàng đó không hề quen biết, hay không sống trên cùng một lục địa để giảm thiểu rủi ro của hai chiếc váy khi vô tình gặp nhau trong cùng một buổi tiệc.  

{keywords}
Thời trang cao cấp luôn có những quy tắc riêng về việc sở hữu. Chanel cũng không ngoại lệ.


Huy Vũ

Mai Phương Thuý 'chịu chơi' khi bỏ hơn 300 triệu để tậu 3 chiếc túi Chanel

Mai Phương Thuý 'chịu chơi' khi bỏ hơn 300 triệu để tậu 3 chiếc túi Chanel

Mai Phương Thuý 'chịu chơi' khi bỏ hơn 300 triệu để tậu 3 chiếc túi Chanel

Tủ đồ hiệu 'không phải dạng vừa' của Lan Khuê

Tủ đồ hiệu 'không phải dạng vừa' của Lan Khuê

Không phô trương quá nhiều nhưng nếu tinh ý thì có thể nhận ra Lan Khuê cũng là một "tay chơi" hàng hiệu chẳng kém bất cứ một mĩ nhân nào trong showbiz.

Mai Phương Thúy vô địch 'dìm hàng' đồ hiệu

Mai Phương Thúy vô địch 'dìm hàng' đồ hiệu

Mai Phương Thúy sở hữu hàng trăm món đồ hiệu đắt tiền nhưng cô nàng cũng có nhiều phen dìm hàng đồ hiệu khiến các fan vừa buồn cười vừa tiếc của.

Tủ đồ hiệu siêu chất của em gái Hoa hậu Mai Phương Thúy

Tủ đồ hiệu siêu chất của em gái Hoa hậu Mai Phương Thúy

Mỗi lần cô nàng xuất hiện đều khiến mọi người phải trầm trồ về sắc vóc quyến rũ không thua kém gì Hoa hậu Mai Phương Thúy cũng như những món đồ mà biết bao cô gái đều mơ ước được sở hữu.