Dù đã ra đi ở tuổi 82 nhưng chất giọng riêng biệt cùng hàng loạt vở cải lương của sầu nữ Út Bạch Lan vẫn nằm trong tâm trí của khán giả.

{keywords}

Khuya 4/10, nhiều nghệ sĩ thương xót khi hay tin ngôi sao sân khấu cải lương miền Nam trút hơi thở cuối cùng lúc 22h55 tại nhà riêng sau thời gian dài chống chọi căn bệnh ung thư. Trên trang cá nhân nhà báo Lê Minh Hạ, anh chia sẻ những hình ảnh thời trẻ của sầu nữ Út Bạch Lan nhận được nhiều lượt chia sẻ và bình luận từ phía khán giả.

A{keywords}

"Sầu nữ" hưởng thọ 82 tuổi sau nhiều lần lâm bệnh nặng tưởng đã phải ra đi. Ở những năm tháng cuối đời, bà sống trong một căn phòng nhỏ ở tầng 1 chung cư Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM.

{keywords}

Nghệ sĩ cải lương từng chia sẻ cuộc sống xế chiều của bà an nhàn và thích được làm từ thiện, hát ở chùa để mang lại niềm vui cho những mảnh đời cơ nhỡ.

{keywords}

Bà Út Bạch Lan được coi là sầu nữ duy nhất của làng cải lương Việt Nam. Trong suy nghĩ của giới mộ điệu, giọng ca của bà là bất hủ. "Giọng ca của cô Út quá ngọt ngào, truyền cảm, êm đềm như dòng sông. Mỗi lần thưởng thức giọng ca của cô nghe sao có những nổi buồn sâu lắng, vời vợi, não lòng vô cùng" - một độc giả bình luận.

{keywords}

Chất giọng của bà buồn, não lòng bởi cuộc đời bà không bằng phẳng. Nữ nghệ sĩ mồ côi cha, được mẹ nuôi lớn bên hông chợ, ngủ trên thớt thịt. Tuổi thơ của bà là mỗi ngày phụ người trong chợ bán chanh, bán ớt.

{keywords}

Hình ảnh nữ nghệ sĩ thời trẻ trên poster Đời cô lẻ của soạn giả Viễn Châu. Từ một cô bé mồ côi cha, bà may mắn gặp nghệ sĩ Văn Vĩ có cùng phận nghèo với bà. Khi đó Văn Vĩ lượm được cây đàn guitar cũ bên hông chợ, chỉnh sửa lại rồi hai người tập vọng cổ.

{keywords}

Những ngày cuối đời, bà ăn chay, không phải bận tâm chuyện gia đình, con cái nên chỉ tập trung đào tạo, dìu dắt lớp nghệ sĩ trẻ và làm từ thiện.

{keywords}

Hình ảnh nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan tại nhà riêng. Giờ đây, khi bà không còn trên cõi trần, người ta nhớ lại những vai diễn của bà trong các vở Tấm lòng của biển, Con gái chị Hằng, Bình Tây Đại Nguyên Soái, Người ven đô, Nửa đời hương phấn, Mẹ mãi trong đời con...

Theo Zing