Trong tập tùy bút Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng của sư thầy Thích Phước An, chân dung quen thuộc các văn nhân, thi sĩ của nền văn học miền Nam trước 1975 như Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Võ Hồng, Quách Tấn, Tuệ Sỹ, Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn… hiện lên qua hồi ức về tình tri ngộ với tác giả.

Những bài viết làm rõ giá trị của họ ở 2 chiều kích: khí chất trong cuộc đời và văn chương. Đó là những con người tài hoa, độc đáo nhưng số phận lênh đênh, cô độc giữa gió bụi thời cuộc.

{keywords}
 

“Những bài viết trong tập sách này không hẳn là những bài nghiên cứu về văn học, thi ca hay tư tưởng của họ. Mục đích của tôi giản dị, chỉ là ghi lại những năm tháng tuổi trẻ mà tôi đã may mắn được gần gũi và nhất là được chia sẻ một chút vui buồn trên hành trình đi tìm cái đẹp của họ mà thôi", sư Thích Phước An viết.

Sư Thích Phước An từng theo học tại Phật Học viện Trung phần Hải Đức (chi nhánh Đà Lạt), là học trò của Hòa thượng Mãn Giác. Ông viết về Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Quách Tấn, Tuệ Sỹ... bởi cho đến nay, ông là người còn lại của nhóm tao nhân mặc khách - hay những trí thức một thời lừng lẫy. Trước đó, cuốn sách Đường về núi cũ chùa xưa của vị sư cũng đi vào lòng độc giả. Ông hiện ẩn cư tại đồi Trại Thủy, Nha Trang.

Cẩm Lan

Tiểu thuyết con tìm cha trong thời kỳ lịch sử Đài Loan biến động

Tiểu thuyết con tìm cha trong thời kỳ lịch sử Đài Loan biến động

'Chiếc xe đạp mất cắp' là cuốn tiểu thuyết lịch sử kỳ vĩ lại đậm yếu tố kỳ ảo độc đáo, là hành trình từ những ngõ ngách của Đài Bắc hiện đại tới rừng bắc Burma trong chiến tranh thế giới thứ 2.