Chiều 23/10, tại Hà Nội, Bộ VHTT&DL tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020.

Bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ VHTT&DL, trưởng Ban tổ chức nhấn mạnh, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 đã thành công, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia và có sức lan tỏa rộng rãi, nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh cùng các thầy cô giáo…

{keywords}
Ban tổ chức đã trao danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 cho 2 thí sinh.

Chất lượng các bài tham gia dự thi được nâng cao, đặc biệt các bài dự thi của sinh viên. Nhiều câu chuyện cảm động đã được chia sẻ, nhiều tác phẩm có giá trị khoa học và giá trị nghệ thuật được lan tỏa đến cộng đồng. Các câu chuyện, bài thơ khuyến đọc đã được sáng tác, khẳng định vai trò của sách báo và văn hóa đọc. Các kế hoạch được xây dựng cụ thể, trong đó có kế hoạch có tính nhân văn như dự án làm sách nói và sách chữ nổi cho người khiếm thị...

Số lượng bài dự thi tham gia dưới dạng video clip tăng lên, có hình thức thể hiện công phu. Nhiều bài dự thi thể hiện dưới dạng viết tay, trang trí, minh họa đẹp mắt, khéo léo. Đặc biệt, một số bài dự thi thể hiện sự sáng tạo, độc đáo, mới lạ trong cách trình bày…

Ban tổ chức đã trao danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 cho 2 thí sinh: Đặng Phương Nam, lớp B3-LT35, Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an; Nguyễn Hoàng Yến, học sinh lớp 10A1 Trường Trung học Phổ thông Đông Triều, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Ban tổ chức cũng đã trao các giải tập thể, 8 giải Nhất, 16 giải Nhì, 52 giải Ba, 180 giải Khuyến khích và các giải chuyên đề cho các bài thi xuất sắc nhất.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 do Bộ VHTT&DL phát động sau 8 tháng phát động và triển khai, cuộc thi đã thu hút hơn 1 triệu học sinh, sinh viên của gần 5.400 trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và học viện tham gia. Một số địa phương, đơn vị có số lượng bài dự thi đông như: Nghệ An, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Cần Thơ, Hưng Yên, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an… 

Theo bà Vũ Dương Thúy Ngà, kết quả cuộc thi cho thấy, văn hóa đọc đã có tác động rất lớn đến việc hình thành trí tuệ, nhận thức, nhân cách của học sinh, sinh viên. Lòng nhân ái, vị tha, biết quan tâm đến người khác đã được hình thành và nuôi dưỡng từ việc đọc sách. Một số học sinh, sinh viên đã âm thầm trở thành những đại sứ văn hóa đọc đem sách và tình yêu sách đến với những hoàn cảnh còn khó khăn trong cộng đồng xã hội...

Tình Lê

Phát triển văn hóa đọc từ các điểm bưu điện văn hóa xã

Phát triển văn hóa đọc từ các điểm bưu điện văn hóa xã

Các điểm Bưu điện - Văn hóa xã, phát triển điểm Bưu điện - Văn hóa xã trở thành điểm cung cấp thông tin, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin, văn hoá và giải trí của cộng đồng.