Tôi bắt đầu nghiên cứu đầu tiên của mình về sang chấn tại Bộ Cựu chiến binh bằng việc hỏi những người cựu chiến binh các câu hỏi mang tính hệ thống về những gì đã xảy ra với họ khi ở Việt Nam. Tôi muốn biết điều gì đã đẩy họ đến bước đường cùng, vì sao một số người bị suy nhược trong khi một số khác vẫn có thể tiếp tục sống bình thường sau trải nghiệm ấy.

Phần lớn những người đàn ông tôi phỏng vấn cho biết họ đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng khi đầu quân, họ ngày càng gần gũi nhau hơn qua những khóa huấn luyện khắc nghiệt, họ cho nhau xem hình chụp gia đình và bạn gái, họ chịu đựng những thói xấu của nhau, chia sẻ quần áo với nhau, thậm chí có thể kể nhau nghe những bí mật đen tối nhất hoặc xả thân vì những bằng hữu tốt nhất.

{keywords}
 

Với Tom, những ký ức sau trận phục kích trên cánh đồng còn tồi tệ hơn cả chính trận phục kích đó. Phải tận vài tháng sau khi gặp tôi lần đầu, Tom mới đủ dũng khí vượt qua mặc cảm và nhục nhã để kể cho tôi nghe điều này: Chỉ một ngày sau trận mai phục ấy, Tom đã phát điên nên tìm đến một ngôi làng gần đó, giết chết trẻ em, bắn chết một người nông dân vô tội, và hãm hiếp một phụ nữ Việt Nam. Trả thù xong, Tom nghĩ việc quay trở về Mỹ đã không còn ý nghĩa gì nữa.

Giờ đây, khi đã làm chồng, làm sao ông có thể đối diện với vợ và nói với cô ấy rằng mình đã hãm hiếp dã man một phụ nữ vô tội năm nào? Khi trông theo con trai chập chững những bước đi đầu đời, làm sao Tom không khỏi nghĩ về đứa trẻ mình đã sát hại năm ấy? Tom đã phải rất dũng cảm và rất tin tưởng tôi mới có thể tiết lộ đoạn quá khứ đen tối này. Có lẽ, Tom đã tìm thấy ở tôi hình ảnh người bạn thân Alex.

Cái chết của Alex đã khiến phần lương thiện, đáng kính và đáng tin cậy trong Tom cũng chết theo. Những người bị sang chấn từ sự việc nào đó do chính họ hay người khác gây ra thường khó có thể xây dựng những mối quan hệ thân mật. Sau khi trải nghiệm điều kinh khủng nào đó, làm sao bạn có thể tin tưởng chính bản thân hay người khác một lần nữa? Làm sao bạn có thể ân ái với ai đó khi từng bị hãm hiếp tàn bạo?

Một trong những điều khó khăn nhất của những người bị sang chấn đó là đối mặt với nỗi hổ thẹn về cách hành xử của mình khi bị sang chấn, dù đó là hành động họ bị sai khiến (ví dụ một người lính được giao nhiệm vụ giết ai đó) hay chủ động làm (ví dụ một đứa bé bị xâm hại tình dục cố gắng làm nguôi giận kẻ đã xâm hại mình). Sarah Haley là một trong những người đầu tiên ghi chép lại hiện tượng này.

Trong một bài báo mang tính thúc đẩy to lớn trong việc hình thành chẩn đoán PTSD có tên When the Patient Reports Atrocities4 (Khi bệnh nhân tường thuật lại những hành động hung tợn), cô đề cập đến việc nhiều người lính cảm thấy rất khó khăn, thậm chí gần như là không thể kể lại hay lắng nghe về những hành động dã man mà họ và những người lính khác từng làm trong chiến tranh.

Trong những hoàn cảnh cụ thể nào đó, những người bị sang chấn vừa cảm thấy rất khó khăn khi phải chứng kiến hành động dã man của ai đó, vừa phải chịu đựng nỗi mặc cảm vì mình đã làm hoặc đã không làm gì đó trong những hoàn cảnh ấy vì đã quá sợ hãi, phụ thuộc, kích động hay giận dữ. Vài năm sau, tôi bắt gặp hiện tượng tương tự ở những nạn nhân bị lạm dụng tình dục khi còn bé: Hầu hết họ cảm thấy nhục nhã vì đã cố gắng sống và giữ mối quan hệ với kẻ đã lạm dụng tình dục mình.

Điều này đặc biệt đúng nếu hung thủ là người mà đứa trẻ rất gần gũi và phụ thuộc vào như cha, chú, ông. Nạn nhân thường bối rối, không rõ mình có thực sự là nạn nhân hay đã tự nguyện tham gia vào cuộc tiếp xúc thể xác nọ. Họ hoang mang giữa tình yêu và nỗi sợ, giữa đau đớn và khoái cảm.

Trích sách 'Sang chấn tâm lý - Hiểu để chữa lành' do SaigonBooks phát hành

Chúng ta hiểu 'sang chấn tâm lý' được bao nhiêu để có thể 'chữa lành'?

Chúng ta hiểu 'sang chấn tâm lý' được bao nhiêu để có thể 'chữa lành'?

Tôi thì thi thoảng cũng sang chấn vì phải chịu đựng một thảm họa điện ảnh trong rạp.