Tối 26/12, Lễ trao giải thưởng Sách Quốc gia đã diễn ra tại Đài tiếng nói Việt Nam nhằm tôn vinh những tác phẩm hay của ngành sách. Giải thưởng Sách Quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, Hội Xuất bản Việt Nam, Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia thực hiện.

Tới dự lễ trao giải có ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo; ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông...

{keywords}
Phát biểu tại lễ trao giải, ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhận định trong tiến trình phát triển xã hội loài người, sách là di sản quan trọng nhất.

Theo đó, 27 cuốn sách, bộ sách, trong đó có 2 giải A, 13 giải B và 12 giải C được trao cho các tác giả. 2 giải A được trao cho: Tập thể tác giả bộ sách Động vật chí (từ tập 26 đến tập 31) và Thực vật chí Việt Nam (từ tập 12 đến tập 21) của NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ; Tập thể tác giả do cố GS. Phan Huy Lê tổng chủ biên bộ sách Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển (gồm 2 tập tổng quan và 10 tập chuyên khảo sâu).

Ông Hoàng Vĩnh Bảo - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc cho biết các sách tham gia dự giải được các hội đồng tuyển chọn cơ sở thuộc các NXB lựa chọn khá cẩn thận về nội dung và hình thức trình bày. Có nhiều cuốn sách (bộ sách) được biên soạn công phu, có giá trị lý luận, khoa học và thực tiễn cao.

Quy trình chấm giải chặt chẽ, bảo đảm đúng thời gian quy định. Tất cả các cuốn sách được thẩm định và chấm điểm đều có bản nhận xét, đánh giá theo mẫu quy định. Các thành viên Hội đồng Sơ khảo, Hội đồng Chung khảo, Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia làm việc nhiệt tình, nghiêm túc, khách quan.

Tuy nhiên, ông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ, năm nay vẫn còn một vài hạn chế. Một số NXB chưa lựa chọn được sách gửi tham dự giải. Trong năm loại sách, số lượng tập trung nhiều vào các mảng sách: Văn hóa, Văn học và Nghệ thuật; Khoa học xã hội và Nhân văn; Chính trị, Kinh tế.

Theo Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo, trị giá giải thưởng năm 2019 được nâng cao. Mức giải thưởng năm nay so với mức Giải thưởng Sách Việt Nam và Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ nhất tăng khoảng 5 lần đối với Giải A (100 triệu đồng); tăng hơn ba lần đối với Giải B (50 triệu đồng), tăng ba lần đối với Giải C (30 triệu đồng).

{keywords}
Ông Hoàng Vĩnh Bảo - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc cho biết các sách tham gia dự giải được các hội đồng tuyển chọn cơ sở thuộc các NXB lựa chọn khá cẩn thận về nội dung và hình thức trình bày. 

Phát biểu tại lễ trao giải, ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhận định trong tiến trình phát triển xã hội loài người, sách là di sản quan trọng nhất. Để có được những bước tiến vĩ đại, con người cần tri thức và tri thức nằm trong sách. Để có được sách tốt, không thể thiếu được tác giả, đội ngũ biên tập viên, người làm sách của các nhà xuất bản, công ty in ấn, phát hành.

“Bác Hồ kính yêu của chúng ta căn dặn, bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc sách. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại; người làm công an để nắm tình hình; những người làm công việc chuyên môn cần đọc để nâng cao trình độ; người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý lãnh đạo tốt hơn; làm nhà báo, nhà văn lại càng phải đọc. Có thể nói mọi sự thành công của con người đều nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm của bản thân với tri thức học được trong cuộc sống, trong nhà trường”, ông Võ Văn Thưởng chia sẻ.

{keywords}
27 cuốn sách, bộ sách, trong đó có 2 giải A, 13 giải B và 12 giải C được trao cho các tác giả.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ: "Ở Việt Nam nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành sách đã có nhiều bước tiến, văn hóa đọc phát triển. Giải thưởng Sách Quốc gia Việt Nam tạo động lực cho người làm sách. Tôi vui mừng vì lần tổ chức thứ hai, Ban tổ chức đã có nhiều đổi mới trong quy trình chấm giải, cơ cấu giải thưởng, trị giá giải thưởng…".

Giải thưởng Sách Quốc gia là giải thưởng của Nhà nước được tổ chức hàng năm, trao giải cho những cuốn sách (bộ sách) có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ nhằm tôn vinh tác giả, dịch giả, các nhà khoa học và những người làm công tác xuất bản, góp phần phát hiện, lưu giữ, quảng bá những tác phẩm có giá trị đến với đông đảo bạn đọc; thúc đẩy sự nghiệp xuất bản phát triển theo đúng hướng và phù hợp với xu thế hội nhập.

Năm 2019, có 42 nhà xuất bản tham gia với 355 cuốn sách cho 259 tên sách. Các hội đồng chấm Sơ khảo, chấm Chung khảo, Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia đã làm việc thận trọng, nghiêm túc, khách quan và đã lựa chọn được những cuốn sách tiêu biểu, có giá trị cao để trao giải.

2 bộ sách đạt giải A

{keywords}
 Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông trao giải cho đại diện các tác giả đạt giải A.

1. Bộ sách: Động vật chí Việt Nam (từ tập 26 đến tập 31) và Thực vật chí Việt Nam (từ tập 12 đến tập 21); tập thể tác giả; NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Động vật chí Việt Nam (6 tập) và Thực vật chí Việt Nam (10 tập); tổng cộng có 16 tập gồm 24 tác giả.

2. Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển (gồm 2 tập tổng quan và 10 tập chuyên khảo sâu); tập thể tác giả do GS Phan Huy Lê tổng chủ biên; NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. Công trình do tập thể các nhà sử học có uy tín biên soạn.

13 tác phẩm đạt giải B

 

{keywords}
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ; PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ- Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam trao giải cho đại diện các tác giả đạt giải B.

Các tác phẩm đạt giải B là những công trình nghiên cứu chuyên sâu, truyền cảm hứng tới bạn đọc, những tác phẩm xúc động về chủ quyền Tổ quốc…

1. Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) - Phần các tội phạm; Tập thể tác giả; NXB Công an nhân dân.

2. Các dân tộc ở Việt Nam (4 tập); tác giả: PGS.TS Vương Xuân Tình (chủ biên); NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.

3. Một Điểm tinh hoa - Thơ văn Hồng Hà nữ sĩ; tác giả: PGS.TS Trần Thị Băng Thanh (sưu tập và giới thiệu); NXB Phụ nữ.

4. Bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn; tác giả: GS.TSKH Lê Huy Bá (chủ biên), PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn, PGS.TS Đinh Đại Gái, TS. Thái Vũ Bình, Ths Võ Đình Long; NXB Giáo dục Việt Nam.

5. Lipit từ hạt một số loài thực vật Việt Nam; tác giả: Đoàn Lan Phương (chủ biên), Phạm Minh Quân, Lã Đình Mỡi, Nguyễn Quốc Bình, Bertrand Matthaeus, Phạm Quốc Long; NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

6. Các cấu trúc tinh thần của nghệ thuật; tác giả: Vũ Hiệp; NXB Mỹ thuật.

7. Nguyễn Trãi Quốc âm từ điển; tác giả: Trần Trọng Dương; NXB: Văn học; Đơn vị liên kết: Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Nhà sách Tri thức Trẻ).

8. Hùng Binh; tác giả: Đặng Ngọc Hưng; NXB Trẻ.

9. Tranh dân gian Việt Nam sưu tầm và nghiên cứu; tác giả: Maurice Durand, dịch và giới thiệu: Nguyễn Thị Hiệp và Olivier Tessier; NXB Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Sa Huỳnh - Lâm Ấp - Chămpa thế kỷ 5 trước Công nguyên đến thế kỷ 5 sau Công nguyên (Một số vấn đề khảo cổ học); tác giả: Lâm Thị Mỹ Dung; NXB Thế giới.

11. Xóm bờ giậu; tác giả: Trần Đức Tiến; NXB Kim Đồng

12. Những bài học ngoài trang sách; tác giả: Đỗ Nhật Nam; NXB Lao động; Đơn vị liên kết: Công ty Cổ phần Sách Thái Hà

13. Tranh truyện lịch sử Việt Nam (10 tập); tác giả: Tạ Huy Long, Lê Phương Liên, Nam Việt, Minh Hiếu, Hà Ân, An Cương, Nguyễn Việt Hà; NXB Kim Đồng.

12 tác phẩm đạt giải C

 

{keywords}
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo; ông Đoàn Minh Huấn, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản trao giải cho đại diện các tác giả đạt giải C. 

Đạt giải C năm nay là 12 tác phẩm đa dạng, phong phú về thể loại từ sách nghiên cứu, sách y học, lịch sử, nghệ thuật…

1. Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam (6 tập); tác giả: Thiếu tướng, PGS.TS.NGND Nguyễn Bá Dương (tổng chủ biên); Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân.

2. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; tác giả: PGS.TS Vũ Trọng Lâm; Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.

3. Hệ thống cảng thị trên Sông Đàng Ngoài: Lịch sử Ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII; tác giả: Đỗ Thị Thùy Lan; Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội; Đơn vị liên kết: Công ty Cổ phần Tri thức văn hóa sách Việt Nam.

4. Tự sự học - Lí thuyết và ứng dụng; tác giả: Trần Đình Sử (chủ biên), Trần Ngọc Hiếu, Đỗ Văn Hiểu, La Khắc Hòa, Cao Kim Lan, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Lê Trà My, Lê Lưu Oanh, Nguyễn Thị Hải Phương; NXB Giáo dục Việt Nam.

5. Bình luận khoa học Hiến pháp hiện hành (Năm 2013); tác giả: GS.TS Hoàng Thế Liên (chủ biên); NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.

6. Những vấn đề tim mạch thiết yếu - Tiếp cận từ các câu hỏi lâm sàng với cập nhật khuyến cáo; Tác giả: GS.TS Huỳnh Văn Minh và PGS.TS Hoàng Anh Tiến (đồng chủ biên); NXB Đại học Huế.

7. Từ điển hóa học Anh - Việt; tác giả: Lâm Ngọc Thiềm và Nguyễn Đức Huệ (đồng chủ biên), Nguyễn Đức Chuy, Huỳnh Văn Trung; NXB Giáo dục Việt Nam.

8. Vũ trụ toàn ảnh; tác giả: Michael Talbot, do Phạm Văn Thiều và Nguyễn Đình Điện dịch; NXB Trẻ.

9. Leonardo Da Vinci; tác giả: Walter Isaacson, do Nguyễn Thị Phương Lan dịch, Phạm Diệu Hương hiệu đính; NXB Thế giới; đơn vị liên kết: Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam

10. Chuyện Đông chuyện Tây (4 tập); tác giả: An Chi; NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Phác họa Nghê - gã linh vật bên rìa (Nhìn từ đền Vua Đinh, Vua Lê); tác giả: Trần Hậu Yên Thế (chủ biên), Nguyễn Đức Hòa, Hồ Hữu Long; NXB Thế giới.

12. Từ thầy tuồng đến đạo diễn tuồng; tác giả: Đặng Bá Tài; NXB Sân khấu.

 


Tình Lê

Ảnh: Lê Anh Dũng