“Nhà giả kim” của Paulo Coelho là một cuốn sách dành cho những người đã đánh mất ước mơ hoặc chưa bao giờ có nó.

Lời văn tuy bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất thơ, thấm đẫm những triết lý huyền bí của Phương Đông nhưng lại là một động lực to lớn cho những ai đang tìm kiếm những hoài bão, đam mê và những ai đang trên đường thực hiện những ước mơ của bản thân.

Trước đây tôi vẫn thường tự hỏi bản thân mình: Tôi tồn tại có ý nghĩa gì? Tôi không thông minh và dĩ nhiên cũng chẳng xinh đẹp. Tôi không biết mình thích gì, muốn gì. Thậm chí ước mơ của mình là gì, hoài bão ra sao để mà sống hết mình vì nó. Giống như một người “sống trong bao” không lí tưởng không mục đích, đơn giản chỉ là tồn tại. Có lẽ, Tôi sẽ sống những ngày không lí tưởng đó nếu không vô tình đọc được cuốn tiểu thuyết “Nhà giả kim” của Paulo Ceolho.

{keywords}

Nếu chỉ nhìn qua bìa thì nhiều người sẽ nhầm tưởng rằng đây là một cuốn sách khoa học giả tưởng hay là những triết lý sâu xa khó hiểu. Nhưng khi đã đọc, chúng ta không thể dứt ra được với văn phong nhẹ nhàng, gần gũi đậm chất thơ tác giả như kể cho người đọc những câu chuyện mà đan xen trong đó là những suy tư, triết lý về con người, cuộc sống và tình yêu.

{keywords}
Nhà văn Paulo Ceolho

Cuốn sách kể về Santiago, một chàng trai ngày ngày đến trường học tiếng Tây Ban Nha, tiếng Latin, thần học... để trở thành linh mục theo ý của cha mẹ, để một gia đình nông dân bình thường như gia đình cậu có được tự hào. Thế nhưng khi sắp trở thành linh mục, một buổi xế trưa cậu lại trở về nhà, thu hết can đảm mà nói với bố cậu rằng cậu không muốn trở thành linh mục mà muốn được phiêu du đâu đó.

{keywords}
 

Trong hành trình phiêu du của mình, bắt đầu từ một người chăn cừu rồi rong ruổi theo những hành trình được báo trong mơ, Santiago đã có những trải nghiệm mới mẻ chưa từng trải qua. Giống như phần lớn chúng ta đều sợ thay đổi, sợ những thử thách mới, Santiago cũng vô cùng lo lắng, nhưng những sự tình cờ trùng hợp ở từng thời điểm đã chỉ cho cậu thấy rằng "Cuộc đời muốn rằng ta mãi đi theo con đường mình chọn".

Không ai biết trước tương lai! Nhưng nếu cố gắng tìm kiếm và theo đuổi ước mơ của mình dù có khó khăn, gian khổ như thế nào. Kể cả khi, kết quả thu được không như những gì chúng ta mong đợi thì cũng đừng nên nản chí mà hãy tiếp tục cố gắng tiến về phía trước, nếu điều đó là điều mình thật sự muốn thì chắc chắn chúng ta sẽ làm được: “Rồi khi anh quyết chí muốn điều gì thì toàn vũ trụ sẽ chung sức để anh đạt được điều ấy”.

{keywords}

“Rồi khi anh quyết chí muốn điều gì thì toàn vũ trụ sẽ chung sức để anh đạt được điều ấy". 

Ngoài những triết lý về con người, cuộc đời thì “Nhà giả kim ” còn có những bài học về tình yêu thương – tình cảm diệu kì của con người. Tình yêu giữa Fatima và Santiago đã cho thấy rằng tình yêu không đơn thuần là sự chiếm hữu hay vật cản trở, hủy diệt ước mơ của đối phương, mà nó là cả một sự hy sinh hạnh phúc cá nhân để nâng đỡ và chấp cánh cho người mình yêu thương. Dẫu biết Santiago có thể sẽ không bao giờ trở về nhưng Fatima vẫn để cho chàng ra đi để thực hiện khát vọng đời chàng. Tình yêu đó thật sự rất bản lĩnh và xứng đáng để có được cái kết hạnh phúc trọn vẹn và vững bền dài lâu: “Người ta yêu vì yêu. Cần gì phải có lý do”.

“Nhà giả kim” không phải gay cấn hối hộp như truyện kinh dị trinh thám, không lãng mạn tình cảm như truyện ngôn tình nhưng sức lan tỏa của nó đã vượt ra khỏi biên giới làm lay động biết bao trái tim người đọc. Một cuốn sách làm thay đổi cuộc đời của người đọc. Nó như là kim chỉ nam cho những người chưa tìm được phương hướng cho mình nhất là những người trẻ  rằng giấc mơ của một người chính là định mệnh của người đó, và sự chối bỏ giấc mơ chính là từ bỏ định mệnh.

Lê Hường