Hồi ký Gánh gánh... gồng gồng gồm những câu chuyện về thăng trầm cuộc đời của bà Nguyễn Thị Xuân Phượng từ năm 1945 gắn liền với những chặng đường lịch sử Việt Nam. Vào những năm 1967, khi đang là bác sĩ công tác tại Ủy ban Liên lạc văn hóa với người nước ngoài, do giỏi tiếng Pháp, bà Nguyễn Thị Xuân Phượng được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trọng trách chăm sóc sức khỏe cho vợ chồng đạo diễn người Hà Lan Joris Ivens và Marceline Loridan khi họ làm phim tại Vĩnh Linh. Cơ duyên này đã tạo nên bước ngoặt, khiến bà quyết định trở thành nữ đạo diễn phim tài liệu.

{keywords}
Đạo diễn Nguyễn Thị Xuân Phượng tại buổi ra mắt sách. 

Năm 1968, bà trở thành nữ đạo diễn, phóng viên chiến trường duy nhất ở Việt Nam làm việc tại Phòng Truyền hình, tiền thân của Đài truyền hình Việt Nam bây giờ. Bà Nguyễn Thị Xuân Phượng đã thực hiện hàng loạt phim tài liệu mang tính thời sự, phản ánh những sự kiện chiến sự tại chiến trường Campuchia, biên giới phía Bắc và là một trong những phóng viên đầu tiên vào Dinh Độc lập theo trung đoàn xe tăng vào ngày 30/4/1975.

Những bộ phim bà đã thực hiện gồm: Việt Nam và chiếc xe đạp (1974), Tôi viết bài ca hồi sinh (1979), Khi tiếng súng vừa tắt (1975), Khi những nụ cười trở lại (1976), Hai tiếng quê hương (1978)…

{keywords}
Buổi ra mắt sách có nhiều nhà thơ, nhà văn, đạo diễn nổi tiếng tham dự.

Cuốn hồi ký cũng điểm lại quá trình bà tham gia làm báo đầy gian khó, rồi trở thành Trưởng phòng Khám nhi khu Ba Đình, quá trình quay các bộ phim chiến trường. Đặc biệt, khi nhớ lại thời kỳ làm bộ phim Vĩ tuyến 17 - Chiến tranh nhân dân tại Vĩnh Linh, bà Nguyễn Thị Xuân Phượng tâm sự: "Cho đến hôm nay, tôi vẫn day dứt một nỗi thương nhớ Vĩnh Linh, nhớ những em thanh niên xung phong không hề biết tên tuổi, đã không run tay rút từng mảnh kính vỡ ra khỏi khuôn mặt đầy máu của tôi dưới ánh sáng xanh lục của bom đạn...".

"Năm 2001, quyển áo dài- hồi ký viết bằng tiếng Pháp - đã được nhà xuất bản Plon in ấn và phát hành tại Paris. Sách đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng Ba Lan. Đã 19 năm qua với bao cuộc đổi thay. Đã đến lúc tôi viết lại đời mình bằng tiếng Việt như một món quà tinh thần gửi đến những người thân mến quanh tôi", bà Nguyễn Thị Xuân Phương nói.

Tại buổi ra mắt sách, NSND, nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn chia sẻ, có một cảm giác đặc biệt khi đọc Gánh gánh… gồng gồng thấy trước mắt không phải những dòng chữ, mà là lời nói, là hơi thở, là máu và nước mắt của tác giả đang chảy.

Còn NSND, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cho biết: "Bằng giọng kể đơn giản, chân thực, ở bất cứ đoạn nào của cuộc đời chị cũng có sự độ lượng, không oán trách, than vãn mà luôn thể hiện tấm lòng nhân ái, sự trân trọng những con người, những tình cảm đẹp đẽ trong các mối quan hệ với gia đình, đồng nghiệp, bạn bè của mình".

{keywords}
Hồi ký về cuộc đời mình như một món quà mà bà Nguyễn Thị Xuân Phượng dành tặng những người thân yêu. 

Nhà văn Robert Macneil nhận xét: "Đây là một trong những hồi ký tuyệt vời nhất mà tôi từng đọc. Tác giả và những người xung quanh giống như những người anh hùng. Sự nguy hiểm và thiếu thốn mà họ phải chịu đựng trên con đường giải phóng dân tộc thật đáng kinh ngạc. Sự bao dung và phóng khoáng của người phụ nữ ấy đã vượt qua mọi sóng gió và truyền cảm hứng mãnh liệt cho người đọc. Đây là bài học sâu sắc trả lời câu hỏi cho những người Mỹ vẫn đang bối rối rằng, vì sao một dân tộc nghèo và nhỏ bé như vậy lại có thể chiến thắng". 

Tình Lê

Dế Mèn phiêu lưu ký có thêm phiên bản in màu tuyệt đẹp

Dế Mèn phiêu lưu ký có thêm phiên bản in màu tuyệt đẹp

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Tô Hoài, Nhà xuất bản Kim Đồng cho ra mắt sách: Dế Mèn phiêu lưu ký – Đậu Đũa minh họa.