Không phải ngẫu nhiên trinh thám đen của Cornell Woolrich xếp vào một vũ trụ riêng, và ông được mệnh danh là cha đẻ của trinh thám đen. Chính tài năng của tác giả, sự ám ảnh về màu đen, cũng như sức mạnh tâm lý trong mỗi tác phẩm phẩm của ông khiến người đọc cảm thấy choáng ngợp một cách bất lực, khi đứng trước sự sắp xếp ngẫu nhiên, đầy tài tình trong cái được gọi là "định mệnh".

Tiểu thuyết trinh thám đen của Cornell Woolrich luôn có sắc màu và chất liệu riêng, đó chính là sự ám ảnh về sắc màu đen và nỗi sợ hãi trong tiềm thức của con người. Nó đậm đặc đến mức ta có thể gọi những tác phẩm của Cornell Woolrich là một "vũ trụ tăm tối", nơi mà bóng tối, sắc màu đen ngự trị.

{keywords}
Câu chuyện của Woolrich được mở ra khi thám tử Shawn trong một lần đi dọc bờ sông, tình cờ cứu được một thiếu nữ xinh đẹp tên là Jean Reid định tử tử.

Tiếp nối chuỗi những tác phẩm khác thuộc dòng trinh thám đen của C. Woolrich, "Đêm ngàn mắt" (vừa được Phuc Minh Books liên kết với Nhà xuất bản Văn học phát hành)  đưa bạn đọc khám phá tiếp những mặt tối của xã hội, nơi trưng ra những gì trần trụi nhất của thế giới con người, thế giới không ánh sáng, không hi vọng, không niềm tin, chỉ có sự tuyệt vọng đang xâm chiếm dần dần.

“Đêm ngàn mắt” là tác phẩm bắt đầu cho những tháng ngày "ám ảnh" về màu đen của Woolrich và sau đó là một chuỗi các tác phẩm "Black" mang tầm "thương hiệu" của ông như "Cô dâu đen", "Ám ảnh đen", "Điểm hẹn đen"...

Câu chuyện của Woolrich được mở ra khi thám tử Shawn trong một lần đi dọc bờ sông, tình cờ cứu được một thiếu nữ xinh đẹp tên là Jean Reid định tử tử. Cô gái xinh đẹp, trẻ trung, lại là con gái của một triệu phú. Điều gì đã khiến cô gái ấy muốn từ bỏ tất cả? Shawn cố thuyết phục cô gái kể lại câu chuyện của mình.

Woolrich đã khéo léo và tài tình để khơi gợi lên trong lòng độc giả sự bí ẩn và nỗi ám ảnh qua từng trang sách. Lúc đầu, nó chỉ là một dấu chấm phá nho nhỏ, là câu chuyện của cô gái trẻ, rồi dần dần cuốn người đọc vào trong vòng xoáy bí hiểm của câu chuyện. Từng lời tiên tri được đưa ra và ứng nghiệm. 

Nếu trong "Ám ảnh đen", bao trùm lên cả tác phẩm là bóng tối và con ác thú ẩn mình. "Cô dâu đen" là ám ảnh về vẻ đẹp của sự chết chóc. Thì trong "Đêm ngàn mắt", nỗi ám ảnh đó chính là cái chết được dự báo trước.

Cornell Woolrich không nhấn mạnh vào yếu tố bạo lực hay yếu tố gây tử vong - điển hình của một tác phẩm trinh thám mà  nhấn mạnh vào sự "sụp đổ" tinh thần của con người khi đối diện với cái chết được dự báo sẵn. Các tình tiết trong truyện chậm rãi đến mức đáng kinh ngạc.

Dường như tác giả cố gắng làm chậm sự việc một cách tối đa, thời gian trở nên cô đặc trong trong bầu không khí đen tối. Càng về lúc nửa đêm, chạm đến thời gian được dự báo, người đọc càng lo lắng, hồi hộp: liệu lời tiên tri kia thật sự sẽ xảy ra?

Còn "kẻ bị phán xét" lẫn những người xung quanh cũng "nặng nề" không kém. Sự căng thẳng được tạo ra khi các nhân vật khác nhau phản ứng với áp lực tâm lý gia tăng liên quan đến lời tiên tri về số mệnh.

Với cách xây dựng tình huống như vậy, Cornell Woolrich không cần dùng những tình tiết dồn dập, li kì hay giật gân, bản thân cái "tự tử vong" đã đem đến cho người đọc cũng như các nhân vật trong truyện sự hồi hộp, nỗi sợ hãi. 

Ở “Đêm ngàn mắt”, hình ảnh hàng ngàn ngôi sao từ trên trời cao đang nhìn xuống các nhân vật, tàn nhẫn và xa cách, là hình ảnh có thể khiến người đọc bị ám ảnh.

Dường như, trong tác phẩm này, nỗi ám ảnh về màu đen của Woolrich không chỉ dừng lại chỉ ở thế giới này mà nó đã xuyên thấu cả vào vũ trụ và mở ra rất nhiều chiều. Ở đó, con người chỉ là những "con cờ" trong ván cờ mang tên "định mệnh".

Dù ám ảnh và đầy u tối, nhưng truyện của Cornell Woolrich không hề khiến người đọc nặng nề. Một phần do ngôn ngữ giàu chất điện ảnh và mang tính ẩn dụ của ông. Dù các nhân vật có đang trong tình trạng chịu áp lực căng thẳng về cái chết đến mức nào, Woolrich vẫn bình thản miêu tả khung cảnh hoàng hôn đẹp đến mơ màng khi Shawn, Jean và Reid đua xem mặt trời cuối cùng của anh ấy đi xuống và mô tả của Jean về "ảnh chụp nhanh" của cha cô trong xe. Chính chất điện ảnh này đã khiến truyện của ông dù phủ đầy bóng tối nhưng vẫn không hề ảm đạm, não nề, tạo nên sức hấp dẫn riêng có của tác giả.

Tình Lê

Sự ám ảnh trong câu chuyện bé gái chơi đàn trước lò thiêu người của phát xít

Sự ám ảnh trong câu chuyện bé gái chơi đàn trước lò thiêu người của phát xít

- "Cây vĩ cầm Ave Maria", "Max - Bi kịch của Chủng tộc thượng đẳng" là những cuốn sách gây ám ảnh về số phận nghiệt ngã của những đứa trẻ sinh ra trong chiến tranh.