NXB Tổng hợp TP.HCM vừa ra mắt tác phẩm Văn học Sài Gòn 1954 – 1975: Những chuyện bên lề của tác giả Lê Văn Nghĩa. Cuốn sách gồm 141 câu chuyện nhỏ, là sự lượm lặt tình cờ của tác giả sau nhiều năm "tầm chương, trích cú" đủ thứ chuyện chung quanh cuộc sống, những sự kiện văn học… được ghi lại trong hồi ký của các nhà văn, của những tờ báo trước năm 1975.

{keywords}
Những chuyện bên lề Văn học Sài Gòn 1954-1975.

Ở đó, tác giả kể cho người đọc rất nhiều những câu chuyện thú vị như: Nhà văn nào ký vào sách trực tiếp cho bạn đọc đầu tiên?, về "bố già" Ngọc Thứ Lang, về cái sự điên điên tỉnh tỉnh của Bùi Giáng, về việc nhà văn làm xuất bản, những câu chuyện đẹp về tình văn hữu… Những gương mặt hết sức quen thuộc một thời ở đất Sài Gòn lần lượt hiện ra qua từng trang sách, từng câu chuyện một cách gần gũi, giản dị và sinh động: Bình Nguyên Lộc, Duyên Anh, Đoàn Kế Tường, Nguyên Sa, Nguyễn Hiến Lên, Thanh Lãng…

Ở cuối sách, có phần phụ lục nhỏ, sơ lược tiểu sử và tác phẩm của những nhân vật được tác giả đề cập trong sách để độc giả tiện theo dõi.

Tác giả Lê Văn Nghĩa chia sẻ về đứa con tinh thần mới nhất của mình: "Quyển sách này không dành cho bạn đọc nào có mục đích nghiên cứu lịch sử văn học, nhận định hay phê bình sự đúng sai, hay dở của các nhà văn Sài Gòn ngày xưa. Quyển sách này chỉ đọc để vui, để giết thì giờ thôi". Vậy nhưng, đối với những ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu một thời kỳ văn chương của Sài Gòn từ 1954 – 1975 thì rất khó lòng có thể bỏ qua cuốn sách này.

Tác giả Lê Văn Nghĩa sinh ngày 20/5/1953 tại tỉnh Chợ Lớn, làm việc tại báo Tuổi Trẻ từ 1975 đến 2015. Ông đã có rất nhiều sáng tác về đủ các thể loại: trào phúng, thiếu nhi, truyện ngắn, truyện phim, truyện dài, tạp bút tạp văn, biên khảo.

Không phải tự nhiên mà nhà báo Dương Thành Truyền gọi Lê Văn Nghĩa là "nhà văn viết sử bằng trái tim", vì tác giả từng ra mắt những tập sách về Sài Gòn, địa danh thân thuộc thuở xưa của TP.HCM, được công chúng đánh giá cao. Tác giả "như một kẻ không nhà, hay đúng hơn, như một người mà đâu cũng là nhà, anh đã rong ruổi khắp nơi từ hang cùng ngõ hẻm đến quán xá chợ búa, anh nhìn ngắm mọi thứ từ mỗi vật dụng hằng ngày đến từng công trình xưa cũ, và đâu đâu anh cũng thấy kỷ niệm, cũng có ký ức, cũng bật ra nỗi niềm...", như lời nhà báo Dương Thành Truyền viết về ông.

Tình Lê

Phẩm giá và tình người trong nghịch cảnh

Phẩm giá và tình người trong nghịch cảnh

Thợ xăm ở Auschwitz dựa trên một câu chuyện có thật. Đó là câu chuyện của hai người bình thường, sống trong một thời đại khác thường, bị tước đoạt không chỉ tự do của mình mà còn cả nhân phẩm.