Chiều 4/10 tại Hà Nội, nhà văn Chu Lai giao lưu cùng nhiều thế hệ độc giả nhân dịp kỷ niệm 65 năm Giải phóng Thủ đô và ra mắt bộ tiểu thuyết của ông, tập hợp 4 cuốn Nắng đồng bằng, Ăn mày dĩ vãng, Phố, Mưa đỏ.

Bước ra từ chiến trường với 10 năm làm lính đặc công đã góp phần tạo nên một nhà văn viết về chiến tranh tầm cỡ của Việt Nam. Hàng chục tác phẩm ra đời đã được đông đảo độc giả đón nhận nhưng chưa khi nào nhà văn Chu Lai ngừng suy ngẫm và trăn trở. “Khi nào tôi còn neo vào hơi thở cần lao, còn hết lòng yêu thương con người, tôi còn tạo cho nhịp điệu trái tim mình”. Những trang giấy trong căn phòng sáng tác chính là cái neo tâm hồn, tính cách ông vào cuộc đời.

Nhà văn Chu Lai bắt đầu buổi giao lưu cùng độc giả của mình với chủ đề “Một đời lính, một nghiệp văn” bằng những chia sẻ tận tâm can: “Cả đời tôi không bao giờ mặc áo trắng, cũng không mặc comple, nay tôi mặc áo trắng này đúng là sự phá lệ”.

{keywords}
 Nhà văn Chu Lai tại buổi giao lưu.

Nhà văn Chu Lai chia sẻ, ông đã trải qua làm diễn viên Kịch Tổng cục Chính trị chuyên nghiệp, nhưng với gương mặt của mình, đạo diễn đã không bao giờ cho ông diễn những vai “ra hồn” mà toàn vai biệt kích, tướng cướp, hiếm hoi lắm vai ông già du kích.

“Tôi nhận ra mình đã đi sai nghề nên bỏ. Bỏ nghề tôi định bụng đi chiến đấu. Chưa kịp đi chiến đấu, tôi về trường Học viện Quân Y khoá 1. Có lần, tất cả sinh viên đi tham quan một giáo cụ trực quan, tức là một cô gái nude hoàn toàn đựng trong bể phóc môn, tôi giật mình nhủ với mình, lại chọn sai nghề rồi. Cuối cùng tôi bỏ cả quân y, bỏ cả văn công để đi làm lính đặc công”, nhà văn Chu Lai chia sẻ.

Thế nên nhà văn Chu Lai bảo, ông viết gì thì viết, câu chuyện của ông cũng xoay quanh chiến tranh. “Chiến tranh đối với tôi là nhân danh một người lính, là tôi gẩy tới tận cùng của sự trần trụi, nhưng bên cạnh đó là lãng mạn. Bởi nếu chiến tranh là sự trần trụi đơn thuần thì người lính trầm cảm mà chết hết. Chiến tranh mà lãng mạn, nó không phải là ngày hội của reo ca. Tất cả các tiểu thuyết của tôi chỉ ca ngợi đàn bà”.

{keywords}
 Nhà văn Chu Lai luôn tôn trọng phụ nữ và thừa nhận mình sợ vợ theo cách thông minh.

Nhà văn Chu Lai hài hước rằng, ông luôn tôn vinh phụ nữ và khẳng định rằng sợ vợ là giá trị của đàn ông. “Tôi hay nói vui thế này, vợ là cái gì đó đẻ ra con mình. Con mình đối với một người lính như tôi không dị tật, lành lặn bình thường thì tôi coi nó là bố mình. Vậy một người đẻ ra bố mình là bà nội của mình. Sợ vợ là một giá trị của người đàn ông”, nhà văn Chu Lai chia sẻ.

Chính vì lẽ đó, ông không tả chiến tranh một cách trần trụi nhất, bao giờ cũng trên nền tình yêu.

Tình Lê

Tư duy ngắn thì không thể làm sách

Tư duy ngắn thì không thể làm sách

Kiếm tiền chủ yếu từ xuất bản sách giáo khoa, bà Sonia A. Santiago, Thư ký Ủy ban Sách Quốc Gia, Hiệp hội Nhà xuất bản giáo dục Philippines cho rằng, tư duy ngắn thì không thể làm sách.