Trong cuốn sách mới "1987", Ngô Phương Lan chia sẻ: "30 tuổi, tôi mới biết làm bạn thân của chính mình".

Bút ký "1987" là dự án sách do nhà báo Nick M làm chủ biên, với sự góp mặt của gần 30 tác giả sinh năm 1987. Cuốn sách được chia làm 4 phần tượng trưng cho 4 giai đoạn phát triển của công nghệ ra sao tác động tới thế hệ 1987. Phần 1 là giai đoạn chuyển giao của thời kỳ bao cấp và đổi mới, phần 2 bắt đầu vào năm 2000-khi Internet công cộng du nhập và tràn ngập Việt Nam. Phần 3 lấy mốc thời gian vào mùa thu năm 2005, khi thế hệ 1987 có chiếc điện thoại di động đầu tiên. Phần 4 cũng là phần cuối, khi Facebook là một phần không thể thiếu của cuộc sống.

{keywords}
Hoa hậu Ngô Phương Lan tại buổi ra mắt sách

Gần 300 trang sách với hơn 30 câu chuyện xảy ra tại Việt Nam trong 30 năm qua (1987-2017), qua góc nhìn của những nhân vật sinh năm 1987 - thế hệ vừa bước sang tuổi 30 trong năm 2017 này như Hoa hậu Ngô Phương Lan, người mẫu Elly Trần, nhạc sĩ, ca sĩ Lê Cát Trọng Lý... nhưng đều được viết dưới dạng 'ẩn danh'.

Xuất hiện ở buổi ra mắt sách "1987" tại Hà Nội, Hoa hậu Thế giới Người Việt Ngô Phương Lan hạnh phúc sánh đôi cùng người chồng ngoại quốc. Ngô Phương Lan hài hước cho biết mặc dù được học giáo dục giới tính từ lớp 5 nhưng phải đến năm thứ nhất đại học cô mới biết yêu. Trong cuốn sách "1987", Ngô Phương Lan chia sẻ: "30 tuổi, tôi mới biết làm bạn thân của chính mình".

NSƯT Chiều Xuân hài hước chia sẻ "nỗi niềm" khi làm mẹ của cô con gái sinh năm 1987: "Năm 1987 -  lúc đẻ Hồng Mi, đất nước đang trong thời kỳ bao cấp, cuộc sống vô cùng khó khăn. Bỉm không có, sữa cũng không có, tôi phải lấy xô màn hoặc quần áo cũ giặt sạch làm tã lót cho con. "Cái lũ" 1987 tức là Đinh Mão, cực kỳ bướng nhưng bản lĩnh và sâu sắc. Công việc thích tự lựa chọn, không muốn nghe lời ai mà cũng không muốn lấy vợ, lấy chồng".

{keywords}

"1987" cũng là lời tự sự của nhạc sĩ, ca sĩ Lê Cát Trọng Lý với tư duy về hành trình trưởng thành của mình là cả "sự chiến đấu với chính mình bên trong và môi trường bên ngoài để giữ gìn những giá trị cũ, song song với việc tiếp tục vươn lên trong hành trình hoàn thiện sự trưởng thành của một cá nhân thực sự rất gian nan".

"Thường thì sau một chặng đường, vào năm tròn-năm chẵn, người ta kỷ niệm ầm ỹ để nhìn lại và đi tới. Nhìn lại thì nhiều, đi tới thì ít, chủ yếu ăn mày quá khứ. Trong dự án sách này, những người 1987 không như thế, họ nhìn lại thì ít, đi tới mới là quan trọng. Như lời bài hát cuối sách họ viết - vẫn yêu, vẫn mơ, vẫn say...", anh Chánh văn đời đầu - Đoàn Công Lê Huy chia sẻ.

T.Lê