Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thuỷ cho biết, học tập suốt đời vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của nhân dân. Để cụ thể hoá chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ VHTT&DL đã tích cực phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức các hoạt động đẩy mạnh học tập suốt đời trong các thiết chế văn hoá. Sự vào cuộc kịp thời của các địa phương trong tổ chức thực hiện Đề án đã cho thấy tầm quan trọng của việc học tập suốt đời.

{keywords}
Thứ trưởng trao Bằng khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong việc thực hiện Đề án học tập suốt đời.

Trong thời gian qua, ngành thư viện đã không ngừng nỗ lực để phát triển. Từ những phương thức hoạt động truyền thống, ngành thư viện đã liên tục đổi mới, tổ chức nhiều hoạt động chất lượng. Hoạt động luân chuyển sách được tăng cường đến khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trường học, trại giam… Nhiều hoạt động phát triển văn hoá đọc, đẩy mạnh học tập suốt đời đã được ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước hiện đại hoá để nâng cao chất lượng.

Đối với bảo tàng, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đề cao nỗ lực của các bảo tàng trong việc vượt qua khó khăn để có các trưng bày chuyên đề, phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức các chương trình học tập tại đây. Các thiết chế văn hoá khác như nhà văn hoá, câu lạc bộ cũng được đánh giá cao trong việc nỗ lực đưa văn hoá cơ sở đến với đồng bào ở mọi miền trên Tổ quốc.

Dù vậy, qua triển khai thực tiễn Đề án, việc thực hiện nâng cấp các thiết chế văn hoá còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí eo hẹp. Chính vì vậy đã ảnh hưởng đến việc đổi mới, đẩy mạnh học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá, câu lạc bộ. Bên cạnh đó, một số nơi nội dung hoạt động còn mang tính phong trào, thiếu phong phú, chưa mang tính bền vững.

{keywords}
Vụ trưởng Vụ Thư viện tặng sách cho đại diện các thư viện tỉnh.

Sau khi nghe các báo cáo và tham luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy cho rằng, trong các giải pháp, phương hướng báo cáo đã nêu, dù đã bao quát nhưng chúng ta cần tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa về học tập suốt đời. Tự thân mỗi người phải nhận thức nghiêm túc vấn đề này.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho rằng, trong thời gian vừa qua, việc thực hiện Đề án đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, song qua 7 năm thực hiện, cần rà soát lại các quy chế thực hiện sao cho phù hợp với tình hình mới. Năm 2020 là năm Đề án bước vào giai đoạn cuối, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ phối hợp với các bộ, ngành tham mưu, đề xuất kế hoạch thực hiện Đề án trong giai đoạn tiếp theo.

Tình Lê

Ảnh: Tùng Lê

Tái hiện Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua công trình và kiến trúc thời Pháp

Tái hiện Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua công trình và kiến trúc thời Pháp

Ấn tượng Hà Nội – Từ kí họa những công trình thời Pháp tập hợp gần 150 bức tranh minh họa độc đáo bằng nhiều chất liệu khác nhau đến từ các tác giả, kiến trúc sư, họa sĩ.