Cho đến trước thế kỉ 21, tâm lý học chủ yếu nghiên cứu về các chứng loạn thần, bệnh tật và sự thiếu thốn của con người. Từ cách tiếp cận đó các nhà khoa học đã tập trung rất nhiều vào việc cải thiện những điểm yếu kém, thiếu sót trong bản chất của mỗi cá nhân.

Kết quả khảo sát vào thời điểm này cho thấy, có đến hơn 46.000 bài viết về trầm cảm, gần 37.000 bài viết lo lắng, trong khi đó chỉ có hơn 5.000 bài viết về các chủ đề như hạnh phúc, sự hài lòng, hy vọng và lạc quan trong cuộc sống.

{keywords}
Cuốn sách Thực hành giáo dục nhân cách ngay từ khi xuất bản đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của bạn đọc .

Chính vì thế, các nhà tâm lý học (Tiến sĩ M.Seligman và Tiến sĩ C.Peterson cùng cộng sự) đã nghiên cứu về tâm lý học tích cực với mục tiêu nghiên cứu là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Điều gì giúp tạo nên một cuộc sống hạnh phúc?” câu trả lời chính là tâm lý học tích cực tập trung vào 24 điểm mạnh nhân cách tập trung vào 6 nhóm: trí tuệ và kiến thức; lòng can đảm; nhân văn; công lý; chừng mực và siêu việt.

Đối với trẻ em trong độ tuổi mầm non (từ 18 tháng đến 6 tuổi) có 9 điểm mạnh nhân cách phù hợp cần được bồi đắp và nuôi dưỡng, bao gồm: biết ơn; tử tế; ham hiểu biết; hăng hái; kiên trì; sáng tạo; tự chủ; làm việc nhóm và hy vọng. Những điểm mạnh nhân cách này sẽ là nền tảng để nuôi dạy một đứa trẻ trưởng thành, hạnh phúc và vững vàng.

Cuốn sách Thực hành giáo dục nhân cách chính là chìa khóa để mở cánh cửa khám phá và nuôi dưỡng những năng lực và phẩm chất tốt của trẻ. Các tác giả người Việt đã truyền tải những kiến thức khoa học hàn lâm thành những cơ sở lý thuyết dễ hiểu và những bài thực hành hữu ích và phù hợp với môi trường giáo dục ở Việt Nam giúp trẻ em, cũng như cha mẹ, thầy cô có thể áp dụng trong chính trường học, gia đình để nuôi dưỡng năng lực phẩm chất tốt nhất ở trẻ theo cách tự nhiên mà hiệu quả nhất.

Cuốn sách được chia thành 5 phần: Lý thuyết nền tảng và bằng chứng khoa học; Mức độ nhận biết theo từng giai đoạn của trẻ; Cách trò chuyện với trẻ; Gợi ý hoạt động thực hành để đưa điểm mạnh nhân cách đó thành văn hóa trong nhà trường. Những chia sẻ truyền cảm hứng từ chính các phụ huynh và giáo viên.

Cuốn sách được ví như chiếc chìa khóa để mở cánh cửa giúp tiếp cận với chương trình giáo dục điểm mạnh nhân cách, mỗi trẻ em sẽ hiểu chính bản thân mình, hiểu điểm mạnh của mình, nhìn nhận đúng về điểm mạnh của người khác, tư duy đa chiều, bao dung, hợp tác. Đó cũng là nền tảng để hình thành các cá nhân hạnh phúc - nhân văn, mạnh mẽ và sẵn sàng thích ứng.

Chính nhờ tính hữu ích và dể hiểu, dễ áp dụng của các thông tin trong cuốn sách mà 2000 bản đã bán hết chỉ sau 6 ngày phát hành.

Tình Lê

‘Cửu vạn sách’ gieo mầm văn hoá đọc

‘Cửu vạn sách’ gieo mầm văn hoá đọc

Là kỹ sư với bao bận rộn nhưng anh Đỗ Tiến Thành vẫn dành thời gian đi xin sách, tặng sách, đọc sách dạo tại các trường học và khuyến đọc, biệt danh Thành 'cửu vạn sách' ra đời từ đó.