Khi rơi vào nỗi đau của cảm xúc và tinh thần, có khi nào bạn tự hỏi tại sao ta lại sinh ra trong một thế giới đầy rẫy bất hạnh, tại sao cuộc sống ngắn ngủi của con người lại ngổn ngang bể khổ? Làm sao ta có thể vượt qua nỗi thống khổ lâu dài về mặt tinh thần này?

Marianne Williamson - một chính trị gia tài năng người Mỹ. Cô từng trải qua một quá khứ bi thương khi cả cha, mẹ, em gái và người bạn thân nhất ra đi chỉ trong vài năm liên tiếp. Thế nhưng, thay vì đau khổ để chịu sự chi phối của căn bệnh trầm cảm, cô vực dậy và tìm cách "trị liệu" cho chính mình.

{keywords}
 

Trong cuốn sách Từ nước mắt đến nụ cười (tựa gốc: Tears to Triumph), Marianne Williamson đưa ra nhiều lập luận, chứng minh việc sử dụng thuốc chống trầm cảm đã tăng vọt trong những năm gần đây là điều đáng báo động. Marianne gọi đó là hành trình mà chúng ta tự hành hạ thể xác bản thân.

"Bạn không thể nào chữa lành một cái chân bị gãy nếu chỉ uống mỗi thuốc giảm đau mà không xếp đặt lại xương", Marianne cho biết. Điều này giống như nỗi đau khổ về tình cảm sâu sắc đang lan tràn sẽ không thể chữa lành trên cấp độ vật chất, và "nó sẽ chỉ lành lặn khi được giải quyết ở góc độ tinh thần", chính xác hơn là việc "điều chỉnh chính suy nghĩ của mình" để thoát ly bản thân ra khỏi bể khổ.

"Tâm trí là nguồn gốc nỗi buồn, cũng là cội nguồn của hạnh phúc. Lựa chọn sử dụng tâm trí mình ra sao sẽ quyết định liệu ta đang trên đường đến với nỗi đau hay sự yên bình", Marianne đưa ra quan điểm này dựa trên kinh nghiệm nhiều năm giúp bệnh nhân trầm cảm chữa lành nỗi đau.

Cô cho rằng cách con người sử dụng tâm trí mới là nguyên căn lớn nhất đằng sau mọi thảm họa và giọt nước mắt, đồng thời là nơi giải pháp bắt đầu. Vì vậy, thay vì chán nản, đau khổ và tìm đến các loại thuốc chống trầm cảm, theo Marianne Williamson, chúng ta nên thực hiện cuộc cách mạng tình yêu cho tâm trí.

Điều này đồng nghĩa với việc khi đứng bên bờ vực của nỗi đau, sự mất mát, hãy tìm đến lòng tốt, tình yêu thương của người với người, tìm đến những lời cầu nguyện, những liệu pháp thiền định để bão hòa nỗi đau. 

Marianne đặc biệt nhấn mạnh, tha thứ chính là liều thuốc an thần tuyệt vời giúp chúng ta thoát khỏi vòng quay của đau khổ. Sự tha thứ bao gồm tha thứ cho người khác lẫn chính bản thân mình. Theo cô, tha thứ không có nghĩa để chối bỏ những gì ta đã chịu đựng, mà để thay đổi trải nghiệm của chính mình với những gì đã xảy ra. Nó cũng không phải là phủ nhận, mà là để vượt qua.

Ngoài ra, trong Từ nước mắt đến nụ cười, tác giả thường xuyên nhắc nhở bạn đọc rằng, điều quan trọng trong hành trình chữa lành là học cách chấp nhận nỗi đau thay vì né tránh. Trải qua những nỗi đau giày xéo về mặt tinh thần là cả một quá trình chứ không phải là một sự kiện và trong quá trình đó, những giọt nước mắt có thể chữa lành đau đớn, giúp trái tim nguôi ngoai.

Bóng tối sẽ chẳng có chút sức mạnh nào trước ánh sáng trong trái tim bạn, ta chỉ cần kiên nhẫn và cho thời gian để vết thương tự lành.

Hoàng Long 

Cây bút trẻ Du Phong: 'Thơ sầu thảm khiến người đọc tổn hại tâm hồn'

Cây bút trẻ Du Phong: 'Thơ sầu thảm khiến người đọc tổn hại tâm hồn'

Cây bút trẻ Du Phong cho biết những bài thơ thất tình, sầu thảm là chất gây nghiện, khiến tâm hồn người đọc bị tổn hại từ từ.