“Ký ức lạc loài”, nguyên tác tiếng Đức là “Die Ausgewanderten”, là tuyển tập bút ký của W.G. Sebald ấn hành năm 1992; từng nhận nhiều giải thưởng văn chương danh giá.

Cuốn sách là bốn câu chuyện đầy u uẩn của bốn nhân vật: Henry Selwyn, Paul Bereyter, Ambros Adelwarth và Max Aurach. Họ là những người Đức di cư đến Anh, Mỹ sau Thế chiến Thứ hai. Các nhân vật của Sebald đa phần thuộc thành phần trí thức: bác sĩ, giáo viên,… trở thành những người di dân và bị lưu đày trong vùng ký ức ngột ngạt.

{keywords}
Bìa sách “Ký ức lạc loài”.

Trong buổi hoàng hôn của cuộc đời, họ không thể tìm thấy bình yên. Họ tự sát, tự đi vào nhà thương điên hay tìm cách trở về rồi biến mất…

“Ký ức lạc loài” là tác phẩm điển hình trong nền văn học hiện đại Đức và châu Âu, mô tả nhiều sự thật tàn khốc, chạm vào tầng sâu kín nhất của tâm thức di dân. Và dường như, tâm trí con người mới là thứ bị hủy hoại nặng nề và khó tái thiết nhất sau Thế chiến.

Nếu “Ký ức lạc loài” là tác phẩm văn học đặc sắc thì “Tuổi thơ tìm thấy” là cuốn sách hay về nuôi dạy con cho bậc cha mẹ.

Cuốn sách chỉ ra những sai lầm của cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con như: o ép, giám sát và chăm bẵm con quá mức; cuồng con, áp đặt con trẻ vào những khuôn mẫu phát triển nằm ngoài năng lực; hoặc thậm chí là lập trình con đường hạnh phúc, thành công cho con ngay từ trong bào thai cho đến tuổi trưởng thành… vô hình trung tạo ra áp lực rất lớn cho con.

{keywords}
Bìa sách “Tuổi thơ tìm thấy”.

Cuốn sách có mặt tại Việt Nam đúng thời điểm khi bệnh thành tích và những cuộc chạy đua vật chất đang ngày một nặng nề. 

“Tuổi thơ tìm thấy” là cuốn sách hàng đầu trong trào lưu Slow Parenting (giáo dưỡng từ tốn) thiết thực cho bậc cha mẹ.

Cùng “Tuổi thơ tìm thấy”, “Không việc gì phải vội!” cũng là cuốn sách của tác giả Carl Honoré.

Cuốn sách đặt ra vấn đề rằng khoa học, từ y học, kinh tế, chính trị cho đến các mối quan hệ xã hội, đang bị cuốn vào vòng xoáy hối hả của những giải pháp tức thời. Mà trong đó, áp lực cạnh tranh và thành công đã trở thành những thứ trục xuất con người hiện đại khỏi sự tự chủ, sáng suốt và khả năng hạnh phúc.

{keywords}
Bìa sách “Không việc gì phải vội!”.

Theo Carl Honoré, những giải pháp tức thời có khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, song không phải lúc nào cũng thực sự hiệu quả, khi mọi vấn đề mà con người đối mặt đang ngày càng trở nên khó kiểm soát. 

Cuốn “Không việc gì phải vội!” chính là câu trả lời rằng vì sao giải pháp từ tốn mới là chìa khóa cho tương lai. Hơn thế nữa, cuốn sách chỉ cách con người sống hạnh phúc, hay chí ít là tránh được những áp lực gây ra căng thẳng, muộn phiền hay chứng trầm cảm phổ biến trong xã hội công nghiệp hiện đại.

“Tuổi thơ tìm thấy” và “Không việc gì phải vội!” chỉ là hai trong nhiều tựa sách của Carl Honoré viết về giải pháp từ tốn.

Gia Bảo

Mỹ Tâm 'đụng độ' gia đình Năm Cam ở Cadilac

Mỹ Tâm 'đụng độ' gia đình Năm Cam ở Cadilac

Trong kỳ đầu tiên, VietNamNet giới thiệu đến độc giả trích đoạn thú vị về lần "đụng độ" giữa Mỹ Tâm và trùm giang hồ Năm Cam trong cuốn "TÂM" của NS Quốc Bảo.