-"Ở Việt Nam, sách in 50.000 bản đã được cho là hiện tượng văn học, phá kỉ lục này kia thì với mức bán 3,3 triệu bản quả là kinh khủng. Ở Việt Nam, bất kể sách in vài trăm cuốn thì tác giả cũng muốn tên mình trang trọng trong cuốn sách. Không hiểu sao tác giả của Ulysses Moore lại không cho tên mình vào cuốn này?"

Kể từ khi xuất bản tại Italy năm 2005, đến nay Ulysses Moore luôn nằm trong danh sách 10 cuốn sách thiếu nhi hay nhất và bán chạy nhất ở Italy.

Bộ truyện đã bán được 3,3 triệu bản và được dịch ra 27 ngôn ngữ trên thế giới. Có thể coi đây là bộ sách gối đầu giường của hàng triệu trẻ em say mê phiêu lưu, thám hiểm trên toàn cầu. Tại Việt Nam, Ulysses Moore vừa được Alpha Books và NXB Dân Trí ấn hành, là món quà chào mùa hè dành cho thiếu nhi.

Điều lạ trong 3 tập truyện Ulysses Moore là người đọc không thấy tên tác giả. Toàn bộ những câu chuyện kể trong truyện ấy lần lượt được Pierdominico, dưới vai trò của một dịch giả, kể lại trong 3 tập truyện phiêu lưu thám hiểm: Ulysses Moore - Cánh cửa thời gian, Ulysses Moore - Ở tiệm những tấm bản đồ bị lãng quên, Ulysses Moore - Ngôi nhà gương.

{keywords}

Ulysses Moore là nhân vật huyền bí, sở hữu không biết bao nhiêu giai thoại và những câu chuyện không thể kiểm chứng. Bởi vậy, rất nhiều người đã không tiếc công sức để săn lùng những bằng chứng, bút tích, câu chuyện… về ông. Chàng trai trẻ người Ý Pierdominico cũng là một người như thế. Anh đã phải lặn lội sang tận Anh quốc tìm đến địa danh tưởng như không hề tồn tại, mong lần ra dấu vết của Ulysses Moore.

Và đổi lại anh đã nhận được cơ man nào là tranh, ảnh, bản đồ và những quyển sổ bìa đen, đã bị thời gian làm cho phai nhòa, tất cả đều được đánh số và viết tay rõ ràng… nhưng bằng một thứ ngôn ngữ hoàn toàn không thể hiểu nổi! 

Đằng đẵng hàng tháng trời xem xét tỉ mẩn tranh vẽ, bản đồ, ảnh chụp, chàng trai ấy đã “giải mã” được những cuốn sổ đầu tiên, hé mở câu chuyện ly kỳ kia, câu chuyện mà tác giả vì nguyên do gì chưa rõ, đã quyết bảo vệ bằng một kiểu mật mã vô cùng đặc biệt.

Nhà văn Di Li trong buổi ra mắt sách đã ngạc nhiên thốt lên rằng: "Ở Việt Nam, sách in 50.000 bản đã được cho là hiện tượng văn học, phá kỉ lục này kia thì với mức bán 3,3 triệu bản quả là kinh khủng. Ở Việt Nam, bất kể sách in vài trăm cuốn thì tác giả cũng muốn tên mình trang trọng trong cuốn sách. Không hiểu sao tác giả của Ulysses Moore lại không cho tên mình vào cuốn này?"

{keywords}

Buổi giao lưu với các nhà văn tại Đại sứ quán Ý

Nhà văn Đặng Thiều Quang - độc giả đầu tiên đọc cuốn Ulysses Moore lý giải việc không đưa tên tác giả vào chắc chắn là thủ pháp đặc biệt của người viết bởi nó kích thích tính tò mò của độc giả. Bản thân anh khi cầm cuốn sách dành cho trẻ con này cũng tò mò và cuối cùng đọc nó một cách say sưa cho tới những con chữ cuối cùng.

Nhà văn nhận xét: "Một cuốn truyện hay giống như một bộ phim hay, nó phải cuốn hút được người xem ngay từ những phút đầu tiên. Nếu đọc 5 phút đầu tiên mà chưa thấy quyển truyện có gì, tốt nhất không nên đọc nữa. Cuốn truyện này đã hút tôi ngay từ phút đầu tiên bởi ngôn ngữ trong bộ truyện này rất trong sáng, thú vị, dễ hiểu và phù hợp với trẻ thơ. 

Với tôi bộ sách này đã đạt được thành công đó, bởi đọc nó thật sự giống như bạn đang được xem một bộ phim phiêu lưu, ly kỳ hấp dẫn. Bên cạnh đó bộ sách còn có rất nhiều tranh họa tỉ mỉ, khơi gợi trí tưởng tượng và tôi tin bộ sách sẽ thu hút được sự chú ý của các độc giả nhỏ tuổi".

Trong khi đó, nhà văn Di Li thừa nhận cô đã đọc 3 tập truyện này trong vòng 6 tiếng liền mạch. "Nhiều người nhìn cười bảo sao người lớn mà đọc truyện trẻ em say sưa vậy. Tôi chỉ cười nhưng tôi biết, đọc cuốn này tôi đã biết được rất nhiều vị thần và nhiều thứ khác", nhà văn Di Li nói.

Dịch giả Trần Thu Trang, một trong ba dịch giả của bộ sách thì nhận xét: "Là một người được tiếp xúc với bản gốc của bộ sách tôi cũng đồng ý với quan điểm của anh Thiều Quang về ngôn ngữ trong bộ sách rất trong sáng, thú vị, dễ hiểu và phù hợp với trẻ thơ. Thực tế, bản thân tôi từ năm 2009- 2013 có 2 dịp sang Ý, khi vào các nhà sách, tôi luôn thấy bộ sách này được bày ở vị trí trang trọng nhất trong khu vực sách dành cho thiếu nhi".

Trong bộ truyện, Ulysses Moore độc giả nhí sẽ gặp

Rick Banner: một cậu nhóc Kilmore Cove thực thụ, tay đua xe đạp nghiệp dư sống với triết lý “cơ bắp và hai lá phổi”, ngoài hai thứ đó trong cuộc đời này, người ta không cần thêm gì nữa!

Jason Covenant: cậu nhóc Luân Đôn, tay săn ma tập sự, không tin trên đời có một thiếu niên Anh quốc nào lại không biết đến Tiến sỹ ma học Mesmero huyền thoại; trong đầu rặt những ma cà rồng, người sói và ma quỷ và tin chắc rằng Biệt thự Argo nơi cậu sống cũng đang tiếp đón một con ma.

Julia Covenant: ngoại trừ việc một trong hai đứa là con gái thì Jason và Julia giống nhau như đúc: cùng một mái tóc sáng màu, cùng một đôi mắt, cùng đôi lúm đồng tiền gần hai khóe miệng. Julia chỉ cao hơn một chút và to khỏe hơn một chút so với Jason, cứ như thể cô bé đã vội vã lớn lên

Nestor: người làm vườn, quản gia, bảo mẫu… kiêm tất tật của Biệt thự Argo.

Oblivia Newton: cặp chân dài, một suối tóc đỏ, một sợi dây chuyền nặng trĩu kim cương và ngọc bích. Một Quý Cô Thơm Lừng, Quý Cô Găng Tay Màu Cam, Quý Cô Tóc Đỏ Giận Dữ, Quý Cô Đạo Chích… mà thậm chí không phải một quý cô!!!

Và cuối cùng, là Ulysses Moore: người chủ cũ biệt thự Argo, “con ma” của Jason, và toàn bộ cuốn sách này là về Ngài.

Những câu đố hiểm hóc của ngài Ulysses Moore, và những cuốn Cẩm nang thiết yếu cho “dân thám hiểm” sẽ khiến các độc giả nhỏ không muốn rời mắt khỏi trang sách:

“Đừng nghĩ rằng các hồn ma câm lặng. Chúng có thể tạo ra đủ kiểu tiếng động (tiếng bước chân, tiếng dây xích kéo lê, tiếng chuông) và thường thì chúng cũng có thể nói được. Ngoài ra, chúng không phải lúc nào cũng là phi vật chất. Những con ma thường hay ám những ngôi nhà mà ở đó vẫn còn có gì đó dở dang cần hoàn tất.”

 Trích Cẩm nang những tạo vật đáng sợ của Tiến sỹ ma học Mesmero

T.Lê