"Những người có trình độ và năng lực lại lười, không làm. Đa số ngồi chửi dòng nhạc khác. Một cái chợ mà không có nhiều người bán hàng sạch, thì khách hàng buộc phải chọn rau bẩn ăn thôi", nhạc sĩ Võ Thiện Thanh chia sẻ.  

Vẻ ngoài gợi cảm của cô gái luôn theo sát HLV Park tại AFF Cup 2018

Hương Tràm khóc như mưa khi nói về bồng bột đã qua

'Gái già lắm chiêu 2' có gì ngoài cảnh nóng, trai đẹp khoe thân? 

Nhiều người làm nhạc có trình độ nhưng lười

-Thời gian vừa qua anh khá yên ắng, Võ Thiện Thanh cũng là nhạc sĩ khó tính, ít ca sĩ mời được hợp tác, phải chăng ca sĩ Phạm Thu Hà đã ‘vung tiền’ không tiếc để anh thoả sức sáng tạo nghệ thuật nên mới nhận lời đồng hành cùng cô ấy ở MV 'Vũ điệu bình minh'?

Hà không hứa hẹn gì vung tiền như bạn đoán đâu (cười). Thực ra, ước mơ của tôi từ lâu là sẽ làm dòng nhạc Classical crossover (Cổ điển giao thoa). Cho tới khi gặp Phạm Thu Hà, tôi nghĩ mình đã tìm đúng người. Một ca sĩ thực hiện dòng nhạc này có 3 điều kiện: kỹ thuật thanh nhạc; ngoại hình có nét đẹp thánh thiện phù hợp với bài hát diễn tả về thiên nhiên và phải có lòng đam mê.

Dù yên ắng nhưng tôi vẫn đang làm nhạc cho khá nhiều ca sĩ, chẳng qua tôi chưa thấy sản phẩm ưng ý, chưa xong nên tôi chưa cho các ca sĩ công bố. Có những album tôi làm 6 năm ròng. Có nhiều lý do: ca sĩ bận, hoặc chưa đạt yêu cầu từ nhạc sĩ,... Để một sản phẩm trôi chảy, sự hợp tác đồng thuận với nhau là cần thiết. Tôi là người cực kỳ cầu toàn, chưa ưng là tôi nhất định không cho ra đĩa.

- Với tính cách quá cầu toàn của mình trong xu thế làm nhạc ‘nhanh như chớp’ hiện nay, anh có bị các ca sĩ khó chịu, đôi khi huỷ hợp tác giữa chừng?

Các ca sĩ khi làm việc với tôi đều hiểu tính tôi nên không có chuyện khó chịu này nọ. Chính bản thân họ khi tôi đưa ra ý kiến thì đều công nhận rằng nên làm lại, không nên đưa ra quá sớm khi bản thân mình chưa ưng. Một phần do âm nhạc tôi làm không giống với ca sĩ đã từng hát qua rồi.

Tôi thấy đặc trưng âm nhạc Việt Nam là ballad nên đa phần các ca sĩ hát theo phong cách này. Khi động tới một thứ âm nhạc hiện đại hơn, họ cảm thấy rất hay nhưng hát không được. Cho nên họ cần thời gian để làm quen mới hát được. Chẳng hạn như Phạm Thu Hà với Vũ điệu bình minh. Đầu tiên Hà hát không nổi, rất kỳ cục. Chắc cô ấy chưa hình dung được cách hát. Thu đi thu lại 3 lần mới được. Đấy là lý do sản phẩm của tôi lúc nào cũng lâu.

{keywords}
Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh và ca sĩ Phạm Thu Hà. 


- Gần đây, làng nhạc tranh cãi nhiều sản phẩm âm nhạc nghe tên thôi đã thấy sự nhảm nhí, quan điểm của anh như thế nào?

Trong khi nền âm nhạc Việt Nam, những người được học nhạc căn bản làm còn chưa đúng chuẩn thì làn sóng gameshow đổ bộ, phá hết. Chưa kịp định hình thì bị phá vỡ thì làm sao có sự căn bản? Muốn phát triển thì phải đi từ sự căn bản trước. Cứ làm hay sản phẩm của mình trước đã, tính tới tính dân tộc sau.

Trong âm nhạc, không cứ hẳn phải bó buộc phải có tính dân tộc, quan trọng là cảm xúc và hay. Ai có tài năng dùng chất liệu dân gian làm, càng tốt miễn sao có cảm xúc. Những người có trình độ và năng lực lại lười, không làm, đa số ngồi phê bình chửi dòng nhạc khác.

Một cái chợ mà không có nhiều người bán hàng sạch thì khách hàng buộc phải chọn rau bẩn ăn thôi. Những người làm nghề giỏi phải tung nhiều sản phẩm, thị trường mới đa dạng, khán giả mới có cái lựa chọn, mới phân biệt được hay dở để nghe chứ. Ngồi đó phê phán nhạc này nhạc nọ không hiểu quả đâu.

Thẩm mỹ âm nhạc của con cháu sẽ đi xuống 

- Nhưng cũng chưa thể trách được những người làm nghề tử tế bởi, một sản phẩm tử tế cần quá nhiều thời gian, trong khi họ cần làm việc trang trải cuộc sống nữa?

Bất cứ quốc gia nào cũng có dòng nhạc kiểu Như lời đồn, Như cái lò...nó tồn tại song song với dòng nhạc chính thống, không thể cấm được trừ khi nó vi phạm về tính chính trị. Mình không miệt thị nó, bởi nó là phân khúc khác. Nó thoả mãn tầng lớp nghe để cho vui, không gì cả. Nếu anh ở phân khúc cao cấp hơn, anh làm đi, tung ra thị trường thì người nghe mới có cái để chọn lựa, để nghe.

Đừng nghĩ rằng người nghe giờ chỉ thích nghe cho vui, nếu có sản phẩm tử tế họ vẫn tìm tới chứ. Chẳng qua tôi thấy giờ ít nhà sản xuất có nhiệt huyết và dấn thân. Đó là nguyên nhân âm nhạc Việt Nam mất cân đối, mảng này quá ít còn mảng kia quá nhiều. Thật ra mình không thể nói mảng nào xấu hơn vì có trắng mới biết đen, có xấu mới biết tử tế như thế nào. 

{keywords}
Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh quan niệm làm nghề tới lúc già. Để cho không rơi vào bế tắc, mỗi giai đoạn anh chọn cho mình một hướng sáng tác mới.

- Theo anh, những người làm nghề tử tế cứ ‘lười’ mãi như thế, nguy cơ gì sẽ xảy ra với nền âm nhạc Việt Nam?

Nguy cơ lớn nhất không phải người tạo ra dòng nhạc đó, mà người nghe sẽ lĩnh hậu quả. Nhất là lứa học sinh cấp 1, cấp 2 sẽ có thẩm mỹ âm nhạc cực thấp. Người bán rau bẩn đâu có bị gì đâu, người ăn mới bị, con cháu họ mới bị ảnh hưởng. Nếu giáo dục âm nhạc từ bé tới khi học cấp 2 mà bài bản, tai nghe tốt, biết phân biệt cái nào bẩn – sạch thì đương nhiên nó sẽ phân biệt được khi ra thị trường âm nhạc ê hề mọi thứ.

Ở Nhật hay Hàn Quốc, dòng nhạc tuổi teen vẫn để phát triển nhưng dòng nhạc chính thống của họ cực kỳ bài bản. Khi bài bản rồi thì tự chúng nhận thức được đâu là cái nên nghe. Nhà nước chẳng cần đứng ra dẹp, tự dòng nhạc không tốt sẽ lụi tàn vì không còn khán giả nữa.

- Cùng trong dòng chảy âm nhạc Việt Nam, anh có thể lý giải vì sao các nhạc sĩ làm nghề tử tế lại ‘lười’ đến thế không?

Tôi không hiểu rõ nhạc sĩ khác nghĩ gì, riêng bản thân tôi để duy trì niềm tin với nghề thì phải tạo cho mình cuộc sống bình yên. Bình yên thì mới làm được, nếu bị xoay vần bởi cuộc sống vật chất cơm áo gạo tiền thì không thể làm được. Tôi sống thoải mái bằng nghề. Tôi luôn giữ niềm tin rằng cái đẹp thì tồn tại mãi mãi, đôi khi nó bị che mờ nhưng nó vẫn là cái đẹp.

Thường các nhạc sĩ Việt Nam rơi vào trạng thái suy nghĩ mình đã ‘hết thời’, rồi lặng lẽ rút vào bóng tối. Tôi cứ suy nghĩ mãi, nhạc sĩ nước ngoài họ làm dẻo dai tới tận già, sao Việt Nam cứ có suy nghĩ vậy.?Tôi phát hiện ra rằng, tư duy người Việt mình cứ nghĩ rằng mình chỉ làm được tới đó thôi. Tôi thì quan niệm làm nghề tới lúc già luôn. Để cho không rơi vào bế tắc, mỗi giai đoạn mình nên tìm hướng đi mới, chọn đa dạng các dòng nhạc.

Tình Lê

Khắc Việt bị chỉ trích vì chửi bới những người chê ca khúc 'Như lời đồn' của em trai

Khắc Việt bị chỉ trích vì chửi bới những người chê ca khúc 'Như lời đồn' của em trai

Nam ca sĩ đang nhận phải sự chỉ trích nặng nề từ người hâm mộ khi bày tỏ quan điểm bằng những lời nói khá tục tĩu trước việc dư luận công kích nhan đề sáng tác mới của em trai Khắc Hưng.

Phản ứng của Khắc Hưng khi ca khúc 'Như lời đồn' bị chê tục tĩu

Phản ứng của Khắc Hưng khi ca khúc 'Như lời đồn' bị chê tục tĩu

Dù không chính thức chỉ đích danh ai nhưng status của nhạc sĩ Khắc Hưng được cho là đáp trả chỉ trích xoay quanh tranh cãi về ca khúc "Như lời đồn" của anh.

Dương Cầm: Nếu có quyền, tôi sẽ cấm ca khúc 'Như lời đồn' của Bảo Anh

Dương Cầm: Nếu có quyền, tôi sẽ cấm ca khúc 'Như lời đồn' của Bảo Anh

"Tôi chỉ là một người dân bình thường. Nhưng nếu có quyền tôi sẽ cấm ca khúc đó, đặt tiêu đề như vậy là không văn minh", nhạc sĩ Dương Cầm nêu quan điểm.

Lê Minh Sơn: 'Như lời đồn', 'Nắng cực'... là nói lóng trơ trẽn

Lê Minh Sơn: 'Như lời đồn', 'Nắng cực'... là nói lóng trơ trẽn

"Không ai cấm các bạn chửi bậy nhưng những người nói bậy trước đám đông, lại còn nói bậy bằng âm nhạc tung ra trước cộng đồng cần phải xem lại tư cách của họ" - Lê Minh Sơn nói.