–  Sáng 23/11, buổi khai mạc triển lãm "Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn" diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Sau 30 năm kể từ ngày nữ họa sĩ đầu tiên của Việt Nam qua đời, đây là lần đầu tiên các tác phẩm của bà mới được triển lãm rộng rãi trong nước.

Diễn viên Quốc Tuấn: Bé Bôm hôn đàn trước khi đi ngủ

Ngọc Sơn quỳ gối khi được mẹ tặng xe 3 tỷ mừng sinh nhật tuổi 50

Angela Baby khoe hình với con giữa tin đồn ly hôn Huỳnh Hiểu Minh

Sau nhiều năm cất công sưu tầm và gìn giữ, đầu năm 2018, vợ chồng cháu trai của cố họa sĩ - ông Lê Tất Luyện và bà Thụy Khuê quyết định đưa các tác phẩm của bà về Việt Nam. Theo chia sẻ từ đại diện Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, có tổng cộng 29 tác phẩm được trưng bày trong triển lãm lần này. Trong đó có 26 bức tranh với chất liệu lụa, sơn dầu, phần còn lại là những tư liệu về cuộc đời bà Lê Thị Lựu. Tất cả bộ sưu tập đều được sáng tác trong khoảng giai đoạn từ 1940 đến năm 1988. Đây là giai đoạn họa sĩ sống và làm việc ở Pháp đến cuối đời.

{keywords}
Ông Trịnh Xuân Yên - Phó giám đốc phụ trách Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM tiếp nhận tác phẩm từ bà Thụy Khuê.

Có mặt tại buổi triển lãm và phát biểu khai mạc, bà Thụy Khê - cháu dâu cố họa sĩ nghẹn ngào bày tỏ bà đã chờ đợi suốt 30 năm để được từ Pháp trở về trao tặng vật giá trị cho quê hương. Thụy Khuê nói mình và chồng đã theo đuổi công tác sưu tầm tranh ảnh suốt 40 năm qua nên vì thế khi trao tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, bà mong mỏi lãnh đạo Bảo tàng hãy gìn giữ lâu hơn nữa để thế hệ con cháu sau này có thể được biết đến.

{keywords}
Hình ảnh bà Lê Thị Lựu thời trẻ.

Bên cạnh việc trao tặng, bà Thụy Khuê cũng bày tỏ trăn trở rằng tại sao bảo tàng ở Việt Nam lại thiếu vắng nhiều tác phẩm nghệ thuật của các danh họa trong nước.

“Nơi đầu tiên một khách du lịch đến khi ghé thăm một đất nước không phải là các cao ốc chọc trời hay trung tâm thương mại, mà chính là bảo tàng. Chỉ có bảo tàng là nơi lưu giữ những giá trị còn sót lại của dân tộc. Tôi hy vọng đây là bước khởi đầu. Tôi nghĩ rằng các tác phẩm của các danh họa Việt Nam phải về với chính nguồn cội của nó”, bà phát biểu.

Trước buổi triển lãm, Hội đồng Khoa học mở rộng Bảo tàng Mỹ thuật cũng đã có những công tác đánh giá và cho rằng bộ sưu tập có ý nghĩa lớn về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, đồng thời có giá trị kinh tế lớn trên thị trường tranh.

{keywords}
“Mẹ địu con” - Một trong số những tác phẩm tiêu biểu của bà Lê Thị Lựu đươc trưng bày tại triển lãm.

Bà Lê Thị Lựu sinh ngày 19/1/1911. Không chỉ là một nữ họa sĩ Đông Dương đầu tiên của người Việt Nam, bà còn được ghi nhận có nhiều đóng góp cho việc giảng dạy hội họa cho các thế hê sau, đồng thời góp vào di sản mỹ thuật Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị.

Về phong cách vẽ, Lê Thị Lựu được giới chuyên môn nhìn nhận là họa sĩ hiếm hoi lột tả được hai sắc thái đối lập trong tranh, vừa có sự nhẹ nhàng, mềm mại, lại vừa dữ dội, bạo liệt. Điểm đặc sắc trong tranh Lê Thị Lựu là sự giao thoa giữa kỹ thuật vẽ tranh lụa và tranh màu nước. Nữ họa sĩ hay tập trung vẽ người. Các nhân vật của bà chủ yếu là phụ nữ với những chuẩn mực cổ điển: Mặt trái xoan, cân đối, hài hòa.

Ngoài việc trưng bày bộ sưu tập, nhân dịp này Bảo tàng Mỹ thuật còn xuất bản cuốn "Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn" của tác giả Thụy Khuê. Sách cung cấp thêm cho độc giả hiểu rõ về cuộc đời, sự nghiệp của họa sĩ Lê Thị Lựu và cả một số họa sĩ cùng thời với bà sinh sống và sáng tác tại Pháp.

Tuấn Chiêu

Triển lãm 107 ảnh xuất sắc nhất cuộc thi ảnh Di sản VN 2018

Triển lãm 107 ảnh xuất sắc nhất cuộc thi ảnh Di sản VN 2018

107 tác phẩm ảnh xuất sắc nhất với các chủ đề phong phú về đất nước và con người Việt Nam được trưng bày trong Triển lãm Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam – Vietnam Heritage Photo Awards 2018.  

Hoạ sĩ đương đại nổi tiếng của Hàn Quốc tổ chức triển lãm tại Việt Nam

Hoạ sĩ đương đại nổi tiếng của Hàn Quốc tổ chức triển lãm tại Việt Nam

Triển lãm tranh "Mã đáo" của họa sĩ đương đại nổi tiếng Hàn Quốc Lee, Sung Kun khai mạc ngày 26/10 tại Hà Nội.

Cảm nhận âm thanh qua triển lãm tranh 'vẽ âm nhạc'

Cảm nhận âm thanh qua triển lãm tranh 'vẽ âm nhạc'

Triển lãm “Vũ điệu sắc màu - Dancing Colors of Nature” – cuộc hội ngộ giữa một hoạ sĩ Việt Nam với một hoạ sĩ Hà Lan.