Tối 23/9, Nhà hát Kịch Hà Nội diễn mở màn vở Trương Chi - Mị Nương (tác giả kịch bản: Phùng Nguyễn, đạo diễn: NSƯT Phùng Tiến Minh). Đây cũng là vở diễn cũng sẽ mở màn Liên hoan sân khấu Thủ đô ngày 26/9 tới.

Trương Chi – Mị Nương dựa trên cốt truyện cổ tích dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Trương Chi – Mị Nương  xoay quanh về mối tình dang dở của nàng Quận chúa Mị Nương sắc nước hương trời, am hiểu cầm kỳ thi hoạ và chàng Trương Chi mồ côi cha mẹ, sống trên chiếc thuyền nhỏ cũ rách với dung mạo xấu xí bất thường.

Hai con người vốn thuộc hai thế giới hoàn toàn khác biệt, người là con quan quyền quý giàu sang, người là phận dân đen với cuộc sống hẩm hiu, những tưởng sẽ không có thứ gì xoá nhoà được ranh giới khác biệt ấy. Thế rồi, với tiếng sáo cùng giọng hát trời ban và một tâm hồn đẹp, Trương Chi đã khiến Mị Nương phải đem lòng say đắm. Nàng mê tiếng hát ấy, tiếng sáo ấy đến mức ngày đêm tương tư và mong được se duyên cùng chàng Trương Chi. Nhưng rồi, sự khác biệt về giai cấp, khác biệt trong nhận thức... vẫn là rào cản lớn nhất khiến con người chưa thể - không thể đồng điệu, chấp nhận để đến được với nhau.

{keywords}
Đây là lần đầu tiên chuyện tình Trương Chi - Mị Nương lên sân khấu kịch nói. 

Cốt truyện về Trương Chi - Mị Nương thực ra đã được nhiều sân khấu nghệ thuật truyền thống như Chèo, Cải lương dựng trước đây. Nhưng với sân khấu kịch nói đây là lần đầu tiên. Đây cũng là vở diễn mà lần đầu tiên NSƯT Phùng Tiến Minh - người viết nhạc cho kịch, phim rất nổi tiếng làm đạo diễn.

Anh chia sẻ: "Lý do tôi muốn viết kịch bản từ cốt truyện này bởi tôi muốn xoáy sâu vào tính tự thán của cốt truyện. Mâu thuẫn xung đột lớn không chỉ ở sự phân biệt giai tầng xã hội, mà lớn hơn cả là khao khát được là chính mình - nhưng cuối cùng giấc mơ vẫn chỉ là mơ ước". 

{keywords}
Nghệ sĩ Ngọc Quỳnh vào vai Trương Chi.

Nam đạo diễn cho hay, Trương Chi - Mị Nương là một vở diễn đậm chất thơ mà anh muốn gửi tới khán giả. Qua đó không chỉ là sự tự thán, lên án sự khác biệt giai tầng, sự thật phũ phàng chao chát giữa lý tưởng và hiện thực mà anh còn muốn gửi gắm tới thế hệ khán giả trẻ – những người được sống và khẳng định bản thân. Hãy vượt lên mọi chông gai, mọi trở ngại, mọi định kiến để được sống là chính mình, được khẳng định bản thân trong cuộc sống. Hãy không ngừng khát khao và vươn lên để hướng đến sự toàn mỹ.

{keywords}
Nghệ sĩ Thuỳ Dương vào Mị Nương.

Là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Đi qua bóng tối, Vệt nắng cuối trời, Con đường hạnh phúc... chính vì thế khi lên ý tưởng cho vở diễn Trương Chi - Mị Nương, Tiến Minh đã tuyển chọn, sàng lọc kỹ càng. Âm nhạc trong vở diễn mang đậm chất thơ, chất lãng mạn, sử dụng âm nhạc Ngũ Cung nhưng được thổi vào đó những hơi thở đương đại ấn tượng. 

Nếu không có sân khấu quay - sân khấu hiện đại duy nhất ở Hà Nội thì vở diễn Trương Chi - Mị Nương sẽ có nhiều hạn chế về sức tưởng tượng không gian và thời gian, sức hấp dẫn của từng phân cảnh. Sân khấu quay giúp khán giả cảm nhận rõ hơn những chuyển đổi không gian, thời gian một cách ấn tượng và hợp lý mà không chỉ cần những thủ pháp sân khấu mang tính ước lệ như xưa. Đây thực sự là điểm cộng rất lớn cho sự thành công của vở diễn.

{keywords}
NSƯT Quang Thắng là trung tâm gây cười của vở diễn.

Vở diễn có sự tham gia của các nghệ sĩ: NSƯT Quang Thắng, Ngọc Quỳnh, Thuỳ Dương, Thiện Tùng, Mạnh Kiên, Xuân Hiển, Duy Hưng, Trọng Lân... và tập thể nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Kịch Hà Nội.

Trích đoạn ngắn trong vở 'Trương Chi - Mị Nương'

Tình Lê

Kịch xiếc 'Lời nguyền của bà tiên' dành cho thiếu nhi Trung thu 2020

Kịch xiếc 'Lời nguyền của bà tiên' dành cho thiếu nhi Trung thu 2020

Kịch xiếc 'Lời nguyền của bà tiên' sẽ kể cho khán giả nghe câu chuyện về vương quốc Mộng Mơ.