Tối 15/6, NTK Quỳnh Paris cùng họa sĩ Diệu Hà và Thanh Lê tổ chức buổi triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Triển lãm "Springtime - Xuân thì" là chuỗi hoạt động triển lãm định kỳ được tổ chức 2 năm/lần. Sự kiện tối 15/6 là mùa thứ 3, thu hút rất nhiều khách đến xem tranh.

Quỳnh Paris được biết đến vai trò nhà thiết kế thời trang nhưng đây là lần đầu tiên cô giới thiệu đến khán giả một khía cạnh nghệ thuật khác của mình là hội họa.

Buổi triển lãm giới thiệu khoảng 70 tác phẩm tranh với chất liệu phong phú như sơn dầu, màu nước và tổng hợp. Mỗi họa sĩ kể một câu chuyện riêng bằng ngôn ngữ hội họa trong không gian chủ đề của mình. 

Bộ tranh của Quỳnh Paris mang tên "Nhìn về tương lai", lấy cảm hứng từ hoa sen và những triết lý mỹ học phương Đông. Phần lớn tranh của Quỳnh Paris vẽ lại những cô gái/người mẫu nữ trong thiết kế trang phục mang đặc thù sáng tạo của mình.

{keywords}
 

 

{keywords}
Loạt tranh với chủ đề "Xuân thì" của Quỳnh Paris.

Về thời trang, Quỳnh Paris thường đưa nhiều, thậm chí ngồn ngộn, các chi tiết tưởng như không liên quan lên thân váy và sắp xếp sao cho tổng thể cuối cùng lại hòa hợp tất cả.

Trong bộ tranh của mình, Quỳnh Paris cũng khéo léo gắn những chi tiết ấy lên tranh, tạo cho người xem cảm giác sống động, như thể chiếc váy đang trồi lên mặt tranh một cách nửa hư nửa thực. Cô sử dụng gam màu mạnh, sắc độ đậm và những cặp màu tương phản.

Họa sĩ Thanh Lê khá trẻ so với đàn chị Diệu Hà. Cả hai đều đưa những tác phẩm tranh sở trường vào triển lãm.

{keywords}
Tranh hoa của Diệu Hà đẹp nhưng thiếu độ phong phú.

Không gian chủ đề “Khu vườn cổ tích” của Diệu Hà phù hợp nhất với chủ đề "Xuân thì". Khoảng hơn 20 bức tranh đều vẽ hoa và sở trường của Diệu Hà cũng là vẽ hoa mẫu đơn. "Cảm giác như đang đứng giữa một vườn xuân", một khán giả xem tranh chia sẻ cảm nhận với VietNamNet.

Tuy nhiên, trong 20 tác phẩm của Diệu Hà thì sự biến tấu, đột phá không nhiều. Chỉ một vài tranh hoa thực sự đủ gây ấn tượng, giữ chân người xem. Một số tranh na ná nhau về màu sắc, bố cục và ý đồ nghệ thuật. Có lẽ đây là lý do mà phòng tranh của Diệu Hà tương đối vắng khán giả hơn. 

{keywords}
Màu 'bầm' được phối chưa tinh tế khiến sắc tranh khá nặng nề.

Trong khi đó, sở trường của Thanh Lê là vẽ hoa và phong cảnh làng quê Miền Nam Việt Nam. Với bộ “Những mùa miên viễn”, Thanh Lê vẽ ký ức xưa dệt từ những con đò, chái bếp, dòng sông, tán lá...

Thanh Lê thổi vào tranh vài ý tưởng khá thú vị. Chẳng hạn, những bức vẽ chân dung lại có tên cây cỏ, như "Bông huệ trắng", "Lá trường sinh", nghĩa là anh đang mượn người tả cây, làm bật nét đặc thù của loài cây anh muốn lột tả.

{keywords}
Họa sĩ trẻ Thanh Lê bên tác phẩm "Một cơn gió thốc".

Một số tranh của Thanh Lê có kích cỡ chưa phù hợp. Như ở loạt tranh nông thôn miền Tây, nam họa sĩ phối màu với những tầng sắc độ rất chi li, tỉ mẩn nhưng cỡ tranh A4 lại rất khó để người xem thưởng thức trọn vẹn.

Tương tự, 3 bức "Gió, bụi" khi xem ảnh thì rất đẹp nhưng xem tranh lại có phần 'hụt' cảm xúc.

Triển lãm "Springtime - Xuân thì 3" diễn ra từ 15/6 đến hết ngày 25/6 tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Gia Bảo

Cục Di sản lên tiếng việc cháu nội vua Mèo định đóng cửa dinh thự họ Vương

Cục Di sản lên tiếng việc cháu nội vua Mèo định đóng cửa dinh thự họ Vương

- Cục Di sản văn hoá (Bộ VHTT&DL) cho rằng, Luật Di sản văn hóa đã quy định các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.