Vở diễn Cây gậy thần của cố tác giả Hoàng Luyện, chỉnh lý kịch bản Lê Thế Song, đạo diễn NSND Triệu Trung Kiên và NSND Tống Toàn Thắng vừa ra mắt khán giả Thủ đô. Đây là tác phẩm đầu tiên trong dự án nghệ thuật Huyền sử Việt do hai đơn vị trực thuộc Bộ VHTT&DL cùng thực hiện. 

{keywords}
Các nghệ sĩ trong vở Cây gậy thần.

Phối nhạc Jazz, Rap cho Cải lương

Tác phẩm kể về huyền tích mối tình giữa Chử Đồng Tử – Tiên Dung thể hiện khát vọng tự do và hạnh phúc của con người. Với kinh nghiệm và bút pháp uyên thâm trong những kịch bản đề tài dân gian huyền thoại, cố tác giả Hoàng Luyện đã thổi hồn vào câu chuyện cổ tích Chử Đồng Tử – Tiên Dung với nhiều màu sắc hấp dẫn. Kịch bản gốc dài 2,5 tiếng đồng hồ đã được tác giả Lê Thế Song, con rể của Hoàng Luyện chỉnh lý lại cho phù hợp với hai loại hình sân khấu cải lương và xiếc, đồng thời cũng rút gọn lại một nửa thời lượng.

Các nghệ sĩ cải lương đọc Rap 

Với sự huy động tổng lực với tinh thần bắt tay cùng nhau vượt khó của 2 của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Việt Nam và Liên đoàn Xiếc Việt Nam, ngay từ buổi tổng duyệt vở diễn đã gây ấn tượng mạnh khi mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc. Ở đó, Cây gậy thần đã mang đến cho khán giả cả sự bi ai, da diết của ngôn ngữ Cải lương cùng sự kịch tích, vui nhộn, hài hước của nghệ thuật Xiếc…

Bên cạnh sự pha trộn trên nền nhạc ngũ cung biến ảo cùng nhạc Jazz, Rap và Bolero tưởng như chẳng có gì liên quan với một câu chuyện về huyền tích nhưng lại mang đến cho người xem một cảm giác hết sức gần gũi. 

"Với cuộc sống sôi động như hiện nay việc khán giả ngồi nghe đổ một câu cải lương chờ vài nhịp sẽ sốt ruột. Chính vì thế, việc phối nhạc Jazz, Rap vào Cải lương là một sự táo bạo nhưng lại nhận được sự khích lệ của khán giả. Điều đó làm ekip sáng tạo chúng tôi cảm thấy rất vui vì ít nhất sự khai phá, dám làm dám thay đổi của chúng tôi được ghi nhận", NSND Tống Toàn Thắng - Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam chia sẻ.

Nghệ sĩ Cải lương học cưỡi ngựa, đu dây

Cùng với sân khấu tròn đã được tận dụng triệt để với 4 chiều không gian sân khấu, diễn viên đã đi từ nhiều phía sân khấu và cả từ phía khán giả để biểu diễn. Khán giả khi thưởng thức đã tương tác trực tiếp với những màn tranh đấu hay hình ảnh chiếc thuyền của Chử Đồng Tử lúc trên sông, trên biển, có lúc lại bay lên trời...

Để hát một câu Cải lương, người nghệ sĩ phải tập trung để lấy hơi, thế nhưng ở Cây gậy thần các nghệ sĩ đã cùng lúc làm 2 việc, vừa hát vừa mạo hiểm trong các tiết mục nhào lộn, đu dây, cưỡi ngựa,... điều này đã mang đến những bất ngờ cho khán giả. 

{keywords}
Nghệ sĩ Cải lương Minh Hải không dùng dây bảo hiểm đứng trên chiếc thuyền bay ở sân khấu.

Nghệ sĩ Minh Hải, người nhận vai Chử Đồng Tử chia sẻ: "Được tham gia vở diễn là sự khám phá đổi mới, thăng hoa với chính bản thân người nghệ sĩ. Với một nghệ sĩ cải lương khi đảm nhận một vai diễn vừa hát, vừa diễn, vừa làm động tác xiếc ban đầu tôi cũng rất sợ. Tuy nhiên, nhờ đạo diễn Tống Toàn Thắng huấn luyện trong 2 tuần, cảm giác sợ đó đã giảm đi và thay vào đó là sự thăng hoa, cố gắng hết mình vì thành công của vở diễn".

Còn với nghệ sĩ cải lương Như Quỳnh, người đảm nhận vai Tiên Dung cho biết: "Được đảm nhận vai chính trong vở diễn với bản thân tôi là sự vượt qua chính mình. Tôi là người vốn sợ độ cao nhưng với sự hướng dẫn của các nghệ sĩ Liên đoàn Xiếc Việt Nam tất cả những gì lo lắng, áp lực tâm lý đã được giải toả… Với một người nghệ sĩ cải lương được hát, được diễn trong tình trạng bay lơ lửng trên cao có lẽ là trải nghiệm tuyệt vời nhất mà bản thân được trải nghiệm.

{keywords}
 
{keywords}
2 nhân vật chính cưỡi ngựa, đu dây như diễn viên xiếc thực thụ.

Về sau buổi tổng duyệt Cây gậy thần, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Tạ Quang Đông đánh giá đây là một dự án rất đáng trân trọng trong sự tìm tòi và nỗ lực đổi mới. Vở diễn cũng là một mô hình thử nghiệm các loại hình sân khấu cùng phối hợp dàn dựng một tác phẩm để cho những người làm nghệ thuật cùng suy ngẫm, gợi mở những hướng đi mới cho sân khấu. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, cần nghiên cứu giữa hai hình thức phải có một loại hình chủ đạo để tập trung, chủ trì mới ra được.

{keywords}
 
{keywords}
Xiếc đan cài trong cải lương.

"Trong thử nghiệm này phần xiếc cần tăng cường phần kỹ thuật, bố trí các hình thức hợp lý, cần giảm bớt một số phần nhắc như đu bay. Còn về phần cải lương, các nghệ sĩ làm được những động tác xiếc là điều vô cùng đáng mừng. Sân khấu khác, không gian khác, diễn theo xiếc là vô cùng khó khăn nhưng các nghệ sĩ đã rất nỗ lực làm khá hoàn chỉnh. Nếu có thời gian chắc chắn sẽ còn trau chuốt, tinh tế hơn sau khi ra mắt. Với sân khấu cách điệu hóa, cần xác định xem tác phẩm dành cho đối tượng nào? Bởi khi trình diễn ở rap Xiếc thì 70 đến 80% là khán giả thiếu nhi", Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhận xét.

Tình Lê

Nhiều tài năng được hé lộ tại cuộc thi tài năng trẻ Cải lương toàn quốc

Nhiều tài năng được hé lộ tại cuộc thi tài năng trẻ Cải lương toàn quốc

"Cải lương cần phải hội nhập, phải tự "cải lương" mình để sánh và theo kịp với văn minh hôm nay, cùng hướng đến tương lai", ông Tạ Quang Đông chia sẻ.