Vở kịch hát ''Ngàn năm mây trắng'' (tác giả kịch bản: PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ) vừa ra mắt khán giả là sự pha trộn của chèo, cải lương, xẩm và ca Huế trong cùng một tác phẩm. Đó cũng là phép thử của ê kíp sáng tạo với mong muốn đổi mới sân khấu nghệ thuật truyền thống để tiếp cận với khán giả.

{keywords}
Vở diễn xoay quanh câu chuyện nàng Tô Thị đi tìm chồng

Vở diễn xoay quanh câu chuyện nàng Tô Thị đi tìm chồng – người lính được cho là đã chết trong chiến trận. Cứ đi tới một vùng quê nào đó Tô Thị lại được nghe kể về chồng mình với cách kể của người địa phương – bằng ngôn ngữ nghệ thuật. 

Khi chồng của nàng Tô Thị được kể bằng ngôn ngữ chèo đó là một người chồng một mực thương yêu vợ, dù đang bị đi đầy biên ải nhưng được công chúa thương yêu, muốn lấy làm chồng mà nhất định Trần Khôi từ chối. Trần Khôi một mực nhớ về người vợ thủa nào, thà chết chứ không chịu phụ tình phu phụ. 

Đến một vùng quê khác, ở nơi cuối chợ, Tô Thị được nghe người ta kể về chồng mình bằng ngôn ngữ Xẩm. Trần Khôi lúc này là người nghe theo sự cám dỗ của thương nhân phương Bắc mà bỏ xứ đi biền biệt, không về với mẹ con Tô Thị. 

 

{keywords}
Hành trình đi tìm chồng của nàng Tô Thị trải qua nhiều vùng đất khác nhau và đều có tích kể về chồng mình bằng ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau.

Hành trình tìm chồng của nàng Tô Thị luôn có Trương Lỗ (người em kết nghĩa với Trần Khôi) đi cùng. Chặng cuối cùng cuộc hành trình tìm chồng, Tô Thị và Trương Lỗ đi qua một ngôi đến linh thiêng. Tại đây, một cô đồng với giọng ca Huế dịu ngọt vang lên, kể về cái chết đầy oan nghiệt của Trần Khôi và chính Trương Lỗ là người đã giết chết chồng Tô Thị.

Bị lật tẩy, Trương Lỗ đã lộ rõ nguyên bản chất muốn chiếm đoạt Tô Thị. Trương Lỗ kéo Tô Thị vào cánh rừng hòng chếm đoạt nàng nhưng cuối cùng lại bị rắn cắn chết. Tô Thị vì quá đau buồn cho kiếp đời mình đã đứng trên núi hoá đá chờ chồng.

Khi được hỏi về cảm xúc của mình khi tác phẩm được công diễn, nghệ sĩ Triệu Trung Kiên - một trong hai đạo diễn của vở kịch cho biết: “Khi các nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu, tôi thấy rõ ràng một không khí hồ hởi, thích thú dưới khán giả. Nếu xét về cảm xúc của người xem, chúng tôi đã thành công, còn chúng tôi vẫn tiếp tục lắng nghe các ý kiến của giới chuyên môn để hoàn thiện vở diễn".

{keywords}
Vở Ngàn năm mây trắng do 2 nghệ sĩ Trung Kiên và Thanh Ngoan dàn dựng.

 

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, tác giả kịch bản văn học của "Ngàn năm mây trắng" chia sẻ rằng, ông muốn viết một câu chuyện về nàng Tô Thị khác với câu chuyện cổ tích mọi người vẫn thường nghe. Không chỉ đơn thuần là câu chuyện về người phụ nữ mong ngóng người chồng, thực chất là anh trai ruột của mình đến hóa đá.

Đối với một dân tộc Việt Nam trải qua nghìn năm binh lửa, đã có vô vàn hòn vọng phu: người vợ chờ chồng nơi chiến trận trở về; chờ chồng đi biển nhưng bặt vô âm tín; chờ chồng đi làm ăn buôn bán phương xa; chờ chồng đi sứ, đi ra nước ngoài hay một số lý do, hoàn cảnh nào đó… Trong đó, sự tích (hay truyền thuyết) chờ chồng nơi chiến trận, nỗi niềm chinh phụ - chinh phu vẫn tiêu biểu và điển hình hơn cả. Và sự tích về nàng Tô Thị muôn đời lay động lòng người. 

Theo tác giả Nguyễn Thế Kỷ, câu chuyện dân gian về nàng Tô Thị nhiều người được nghe là một câu chuyện quá xót xa: hai anh em vì lưu lạc, không nhận ra nhau lại lấy nhau ở một nơi xa xứ. Vì vậy, ông muốn mang đến một câu chuyện bớt đau đớn hơn về nàng Tô Thị.

Tình Lê

Nghệ sĩ đoạt 19 giải Guinness thế giới Fan Yang rơi nước mắt nhớ về mẹ

Nghệ sĩ đoạt 19 giải Guinness thế giới Fan Yang rơi nước mắt nhớ về mẹ

Fan Yang - người nghệ sĩ mang hai dòng máu Việt Nam - Hungary từng 19 lần được kỷ lục Guinness công nhận đã không kìm được nước mắt khi nhắc về người mẹ mới qua đời được một tuần.