- Để có kinh phí tổ chức lễ hội đâm trâu, lãnh đạo UBND xã Hồng Tiến (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) huy động mỗi hộ dân trong xã phải đóng góp 300 nghìn đồng khiến nhiều người bất bình.

Những ngày qua, nhiều người dân sinh sống trên địa bàn xã miền núi Hồng Tiến (thị xã Hương Trà, TT-Huế) lên tiếng bất bình trước chủ trương vận động đóng góp kinh phí của chính quyền địa phương.

{keywords}
Hình ảnh lễ hội đâm trâu ở miền núi tỉnh Quảng Nam (Ảnh VietnamNet)

"Dân không có ăn sao có tiền đóng lễ hội"

Theo đó, để có nguồn kinh phí tổ chức lễ hội đâm trâu dự kiến diễn ra vào tháng 11/2018, UBND xã Hồng Tiến đã ban hành chủ trương vận động mỗi hộ dân trên địa bàn xã phải đóng góp 300 nghìn đồng.

Sau khi thu tiền từ người dân, các thôn sẽ tiến hành tổng hợp và chuyển lên UBND xã để tổ chức lễ hội.

Trao đổi với PV, ông Lê Văn Hoà - Chủ tịch UBND xã Hồng Tiến xác nhận thông tin trên và cho biết, đến thời điểm hiện tại, đã có 50/347 hộ dân nộp tiền để xã tổ chức lễ hội.

Chủ tịch UBND xã Hồng Tiến cho biết, lễ hội đâm trâu là lễ hội truyền thống và là nét văn hoá đặc trưng của bà con dân tộc Pa - Hy trên địa bàn xã.

Trước đây, theo dự kiến là 5 năm sẽ tổ chức lễ hội một lần nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, không có kinh phí tổ chức nên dự kiến là sẽ tổ chức 10 năm một lần.

{keywords}
Trụ sở UBND xã Hồng Tiến

“Lần gần đây nhất mà địa phương tổ chức lễ hội đâm trâu là năm 2008. Năm nay, theo dự kiến, các già làng, trưởng bản tại địa phương này đã tổ chức họp và thống nhất tổ chức lễ hội đâm trâu diễn ra vào ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) sắp tới.

Sau khi các già làng, trưởng bản đồng ý phương án thì chính quyền xã đại diện đứng ra vận động bà con đóng góp 300 nghìn đồng/hộ để làm kinh phí tổ chức lễ hội đâm trâu", ông Lê Văn Hoà thừa nhận.

Chia sẻ với PV, một số người dân xã Hồng Tiến cho rằng, chủ trương vận động người dân đóng góp 300 nghìn đồng để làm lễ hội là không hợp lý gây bất bình trong đời sống nhân dân.

“Hồng Tiến là xã miền núi khó khăn với hơn 80% người dân thuộc đồng bào dân tộc thiểu số. Ngay cả đời sống, bữa ăn hàng ngày còn không đảm bảo thì làm sao có tiền đóng góp tổ chức lễ hội được”, một người dân chia sẻ.

Chấm dứt thu tiền của dân làm lễ hội

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Ty - Chủ tịch UBND xã thị xã Hương Trà cho biết, việc UBND xã Hồng Tiến vận động người dân đóng góp kinh phí để tổ chức lễ hội là sai trái và không phải chủ trương của lãnh đạo thị xã.

“Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, tôi đã cử một đồng chí Phó chủ tịch UBND thị xã lên nắm tình hình và yêu cầu chấm dứt ngay hoạt động thu tiền đóng góp từ người dân.

Đồng thời, chúng tôi sẽ yêu cầu xã dừng ngay kế hoạch tổ chức lễ hội đâm trâu và lãnh đạo thị xã sẽ có báo cáo gửi UBND tỉnh sau khi có kết quả làm việc với UBND xã Hồng Tiến”, ông Ty nêu quan điểm.

Tại TT-Huế, lễ hội đâm trâu từ trước đến nay chủ yếu được thực hiện ở 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới – nơi tập trung đồng người dân đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, cho rằng việc tổ chức lễ hội này với nhiều hình ảnh man rợ, bạo lực là trái với chủ trương của ngành văn hóa nên những năm gần đây, các ban ngành tỉnh TT-Huế đã nỗ lực vận động, tuyên truyền người dân chấm dứt hoạt động có hành vi bạo lực này.

Trâu chọi húc chết chủ tại lễ hội ở Đồ Sơn

Trâu chọi húc chết chủ tại lễ hội ở Đồ Sơn

Vụ trâu chọi húc chết chủ gây xôn xao dư luận. Hải Phòng tạm dừng lễ hội. Con trâu số 18 bị bắn chết để lấy mẫu kiểm tra chất kích thích.

Nên cấm những lễ hội đâm chém bạo lực

Nên cấm những lễ hội đâm chém bạo lực

Luật Tín ngưỡng tôn giáo phải làm sao xử lý được những lễ hội gây phản cảm, bức xúc như chém lợn, đâm trâu, theo ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh.

Lột áo thiếu nữ ở lễ hội, đền tội sau 26 năm

Lột áo thiếu nữ ở lễ hội, đền tội sau 26 năm

Thấy cô gái 18 tuổi mặc chiếc áo măng-tô bên ngoài, Nhật vung rìu, trừng mắt bắt cởi ra. Sợ hãi, bị hại buộc phải làm theo yêu cầu của nhóm cướp.

Mẩu giấy viết tay quyền lực của trưởng thôn ở Hà Tĩnh

Mẩu giấy viết tay quyền lực của trưởng thôn ở Hà Tĩnh

Trước khi lên xã xin dấu, chị Võ Thị Lài đến nhà trưởng thôn nộp 2 triệu đồng tiền làm đường bê tông, và nhận mẩu giấy viết tay.

Dùng tiền hộ nghèo mua bò: Kiểm điểm Chủ tịch xã, trưởng thôn

Dùng tiền hộ nghèo mua bò: Kiểm điểm Chủ tịch xã, trưởng thôn

Chủ tịch huyện Hương Sơn Nguyễn Quang Thọ khẳng định: “Dân đang đói thì lấy đâu ra chuyện tự hiến tiền”.

Quang Thành