Sàn giao dịch các tác phẩm nghệ thuật trực tuyến Indochine Art là niềm hy vọng mới cho các hoạ sĩ hạn chế việc ‘chỉ biết kêu trời’ khi các tác phẩm của mình bị làm giả, sao chép một cách rẻ mạt.

Ngày 24/3 tại Hà Nội, Sàn giao dịch các tác phẩm nghệ thuật trực tuyến Indochine Art chính thức ra mắt với tâm huyết dần thay đổi thực trạng hội hoạ của Việt Nam trong thời gian gần đây.

Theo nhà phê bình mỹ thuật, Giám đốc nghệ thuật của Indochine Art Vũ Huy Thông, mỗi tác giả sẽ được xây dựng một “hồ sơ nghệ sĩ” với những tác phẩm của mình. Các tác phẩm được đăng tải trong một thời hạn nhất định, trong thời hạn này, nếu có giao dịch mua bán, dù trực tiếp với họa sĩ hay thông qua sàn giao dịch thì tỷ lệ chia sẽ là 60 (hoạ sĩ) - 40 (sàn giao dịch). Sàn có trách nhiệm nộp tất cả các loại thế phát sinh cho hoạ sĩ.

 

{keywords}

{keywords}

Các tác phẩm đưa vào Sàn giao dịch được công khai thông tin tác giả

 

“Các tác phẩm khi được giới thiệu trên sàn giao dịch đều có “xác nhận tác quyền” có chữ ký của đại diện sàn giao dịch và nghệ sĩ. Một khi đã ký thoả thuận tác quyền thì mọi việc rao bán tác phẩm của hoạ sĩ bên ngoài coi như giả mạo. Chúng tôi sẽ truy tìm đến cùng bức tranh bị làm giả đó, sẽ kết hợp với công an để dần thúc đẩy hình thành thị trường nghệ thuật chuyên nghiệp, uy tín, góp phần hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền còn khá phổ biến”, ông Vũ Huy Thông cho hay.

Cũng theo Giám đốc nghệ thuật Indochine Art, sàn giao dịch sẽ là thị trường đúng nghĩa khi nó không chỉ dành cho những người yêu nghệ thuật mà dành cho cả những nhà đầu tư, giúp thúc đẩy hình thành thị trường mỹ thuật chuyên nghiệp với sự xuất hiện của các nhà đầu tư tác phẩm nghệ thuật bên cạnh các nhà đầu tư bất động sản...

Hoạ sĩ Đặng Tiến, người vừa cùng rất nhiều nghệ sĩ như Phạm An Hải, Thành Chương,…kêu cứu vì tác phẩm của mình bị làm giả trắng trợn, được rao bán với giá rẻ mạt, rất kỳ vọng vào Sàn giao dịch chuyên nghiệp lần đầu tại Việt Nam như thế này. “Trong khi các hoạ sĩ đang loay hoay tự bảo vệ tác phẩm của mình, cũng muốn có một đơn vị đứng ra bảo vệ tác quyền như ông Phó Đức Phương từng làm ở Trung tâm bảo vệ tác quyền Âm nhạc mà chưa có thì Sàn giao dịch này đi tiên phong. Tôi kỳ vọng ở sự minh bạch, góp phần tích cực vào thị trường hội hoạ nước nhà”, hoạ sĩ Đặng Tiến nói.

 

{keywords}
Các hoạ sĩ phần nào giải toả được bức xúc vấn nạn tranh giả đang diễn ra hiện nay trên thị trường Việt Nam khi có Sàn giao dịch chuyên nghiệp

 

Họa sĩ Lý Trực Sơn cũng bày tỏ vui mừng trước sự ra đời của sàn giao dịch này, đặc biệt là trong bối cảnh thiếu minh bạch với nghệ sĩ của các gallery truyền thống như hiện tại. “Nay thì nghệ sĩ nào cũng có thể giới thiệu về bản thân mình, tác phẩm của mình để bán. Đây là một mô hình hiện đại và lành mạnh” – Lý Trực Sơn nói.

Vì rất khó có thể kiểm chứng được những tác phẩm của các hoạ sĩ Đông Dương nên Sàn chỉ đấu giá các tác phẩm nghệ thuật đương đại.

Tình Lê

Giới trẻ đổ xô chụp ảnh tại lễ hội hoa anh đào

Giới trẻ đổ xô chụp ảnh tại lễ hội hoa anh đào

Tối 23/3, lễ hội hoa anh đào - sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hoá Nhật Bản 2018 chính thức khai mạc đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo du khách.  

Chuyện chưa bao giờ kể khi chụp mẫu khỏa thân của Thái Phiên

Chuyện chưa bao giờ kể khi chụp mẫu khỏa thân của Thái Phiên

Mỗi bức ảnh khỏa thân của nhà nhiếp ảnh Thái Phiên đều có rất nhiều chuyện đằng sau để kể, có câu chuyện cười ra nước mắt nhưng cũng có câu chuyện không bao giờ được tiết lộ để bảo vệ người mẫu.

Văn nghệ và kháng chiến qua góc nhìn nhiếp ảnh

Văn nghệ và kháng chiến qua góc nhìn nhiếp ảnh

Nhà xuất bản Kim Đồng vừa cho ra mắt bạn đọc cuốn sách ảnh "Văn nghệ và kháng chiến qua ống kính Trần Văn Lưu" - cuốn sách hội tụ gần 200 bức ảnh về các gương mặt nghệ sĩ kháng chiến.

Hoa đào, hoa mai đẹp chưa từng có tại Yên Tử

Hoa đào, hoa mai đẹp chưa từng có tại Yên Tử

Lễ hội hoa anh đào, mai vàng tại Yên Tử năm 2018 được đánh giá là có nhiều hoa đẹp nhất từ trước tới nay.