Ngày 22/1, tại Khu lưu niệm Đại Thi hào Nguyễn Du ở làng Tiên Điền (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) diễn ra buổi trưng bày sách “Tập Kiều Cổ” và triển lãm hội hoạ Truyện Kiều là những tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Tuấn Sơn. Thời gian triển lãm tranh và sách cổ kéo dài từ ngày hôm nay đến hết ngày 22/2/2022.

Họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn (SN 1978), tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Anh bắt đầu sáng tác tranh lấy cảm hứng từ "Truyện Kiều" từ năm 1999. Đến nay anh đã dành tâm huyết để vẽ hơn 5.000 bức tranh và phác thảo về Truyện Kiều của Đại Thi hào Nguyễn Du suốt 22 năm qua. Ngoài ra, anh cũng dành rất nhiều thời gian để sưu tầm các tư liệu liên quan về Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Sau triển lãm tranh Truyện Kiều vào dịp giỗ Đại Thi hào Nguyễn Du vào năm 2020, năm nay, hoạ sĩ Nguyễn Tuấn Sơn lại về quê hương Cụ Nguyễn Du, dành thời gian từ 15-23/1 để vẽ và triển lãm tranh Kiều.

Triển lãm lần này được hoạ sĩ Nguyễn Tuấn Sơn thể hiện trên giấy dó và giấy bồi truyền thống, một kết hợp mới mẻ giữa truyền thống và hiện đại. Hầu hết các tác phẩm của anh đều có bóng dáng của nàng Kiều được lồng vào các nhân vật chính trong truyện.

{keywords}
Hoạ sĩ Nguyễn Tuấn Sơn trao đổi tại buổi triển lãm tranh tại Khu lưu niệm Đại Thi hào Nguyễn Du. Ảnh: Quốc Huy

Hoạ sĩ Nguyễn Tuấn Sơn chia sẻ, tác phẩm đầu tiên anh có duyên với Truyện Kiều là khi anh nằm ngủ mơ thấy Cụ Nguyễn Du và anh ngồi dậy lấy bút màu học của con để hoạ nên bức tranh “Mơ Nguyễn Du”.

Anh cho biết, có lúc đã vẽ được 5 bức tranh Truyện Kiều trong vòng 10 phút nhưng cũng có tác phẩm anh vẽ mất 2 tiếng đồng hồ. Nhân vật trong Truyện Kiều khiến hoạ sĩ mất nhiều thời gian đi tìm biểu tượng để vẽ nhất là Mã Giám Sinh.

“Tôi không vẽ chi tiết mà đưa tinh thần của hội hoạ vào Truyện Kiều. Nó có màu sắc của đương đại, không chỉ thể hiện màu sắc của Việt Nam mà còn mang màu sắc quốc tế. Đến bây giờ bản thân tôi thấy chưa thoả mãn năng lực sáng tạo của mình. Tôi sẽ dành tâm huyết để vẽ Truyện Kiều suốt đời. Còn triển lãm lần này như là một sự khởi đầu” – hoạ sĩ Nguyễn Tuấn Sơn chia sẻ.

Cũng theo hoạ sĩ, việc vẽ Truyền Kiều là mang lại nguồn cảm hứng cho học trò của mình và cho xã hội. Đặc biệt là xã hội chúng ta đang ngày càng phát triển, để mọi người hay các cấp lãnh đạo cùng nhiều lứa tuổi viết nhiều hơn về Truyện Kiều.

{keywords}
 
{keywords}
Bên trong Khu lưu niệm Đại Thi hào Nguyễn Du. Ảnh: Quốc Huy
{keywords}
Người hoạ sĩ có hơn 5.000 bức vẽ về Truyện Kiều tại buổi triển lãm
{keywords}

Tác phẩm Cửa Thiền (phải) với nội dung: "Mùa xuân thứ ba của Thúy Kiều là sau khi bị Hoạn Thư vì ghen tuông, bắt Kiều về hành hạ. Sau khi đã hả giận, cho nàng trông coi, chép kinh ở quan âm các trong vườn nhà. Thúy Kiều lo sợ bị trả thù nên đã bỏ trốn đến Chiêu Ẩn Am, vào mùa xuân.

"...Cửa Thiền vừa cữ cuối xuân/Bóng hoa rợp đất, vẻ ngân ngang trời/Gió quang mây tạnh thảnh thơi..." 

{keywords}
Tác phẩm: Từ Công (phải) có nội dung: Từ Hải đã trở về với Thúy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán, với một giang sơn. "... Triều đình riêng một góc trời/Gồm hai văn, rạch đôi sơn hà..." 
{keywords}
Tác phẩm: Ngày Xuân (phải) có nội dung, nàng gặp Thúc Sinh. Mùa xuân thứ hai trong đời: "... Ngày xuân lắm lúc đi về với xuân/Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng..."
{keywords}
Tác phẩm: Tình Từ Hải (trái) có nội dung, mùa xuân hạnh phúc tràn đầy là mùa xuân thứ tư. Mùa xuân Thúy Kiều làm vợ của Từ Hải. Từ Hải đã đưa nàng ra khỏi lầu xanh, không phải từ đam mê nhục dục của Thúc Sinh cũng không phải tình yêu lãng mạn, sách vở của anh chàng nhà nho Kim Trọng mà là của một người yêu đúng nghĩa với tình yêu. Là người tri ân, trân trọng, quý mến Thúy Kiều, Từ Hải đã đưa nàng từ dưới đáy của vũng bùn nô lệ, bị chà đạp, bị khinh rẻ lên địa vị cao sang, hơn nữa thành mẫu nghi thiên hạ. Mới được "Nửa năm hương lửa đang nồng", Từ Hải với tính cách và phẩm chất của người anh hùng, của chồng Thúy Kiều đã ra đi vì nghiệp lớn. 
{keywords}
Tác phẩm: Má Đào từ câu thơ "... Dưới đèn tỏ rạng má đào thêm xuân..."
{keywords}
Tác phẩm: Chén Xuân (trái) 
{keywords}
Tác phẩm: Nồng từ câu thơ "Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng"
{keywords}
Tác phẩm: Chúa Xuân (trái); Đào Thắm (giữa) và Xuân Xanh (phải)
{keywords}
Giấc mơ thấy Cụ Nguyễn Du đến hơn 5.000 bức tranh vẽ về Truyện Kiều của hoạ sĩ Tuấn Sơn.
{keywords}
Hoạ sĩ Nguyễn Tuấn Sơn vẽ tại Khu tưởng niệm Đại Thi hào Nguyễn Du
{keywords}
 
{keywords}
Các kỷ vật trong Khu lưu niệm Đại Thi hào Nguyễn Du

Quốc Huy

Dịch giả Nguyễn Bình: 'Tôi không muốn đứng một mình như một người trẻ'

Dịch giả Nguyễn Bình: 'Tôi không muốn đứng một mình như một người trẻ'

"Tôi không muốn đứng một mình như một người trẻ với một niềm đam mê lịch sử, văn học và 'Truyện Kiều. Tôi muốn những người khác cũng đứng cạnh mình", dịch giả Nguyễn Bình.