Nhà hát Cải Lương Việt Nam vừa công diễn vở "Người đi tìm minh chủ" nói về cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật lịch sử Ngô Thì Nhậm, một danh sĩ lừng lẫy tiếng tăm thời hậu Lê – Tây Sơn.

Kịch bản vở diễn của PGS.TS Trần Trí Trắc, NSƯT Triệu Trung Kiên đảm nhận vai trò đạo diễn. Đây là một trong những vở diễn Bộ VHTT&DL đặt hàng Nhà hát Cải Lương Việt Nam trong năm 2018.

"Người đi tìm minh chủ" kể về cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật lịch sử Ngô Thì Nhậm – một danh sĩ thời hậu Lê – Tây Sơn, vốn người làng Tả Thanh Oai, nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội. 

{keywords}
Một cảnh trong vở "Đi tìm minh chủ".


Danh sĩ Ngô Thì Nhậm – một con người tài ba lỗi lạc, đức độ vẹn toàn; một chí sĩ yêu nước, tận hiến cả đời để phò vua, giúp nước. Cả cuộc đời, Ngô Thì Nhậm mải miết đi tìm minh chủ để cống hiến cuộc đời mình vì quốc thái, dân an và chịu nhiều thăng trầm, oan khuất.

Vở diễn cố gắng chuyển tải một cách khách quan nhất nhằm xóa nhòa những nghi vấn lịch sử, hóa giải những nỗi oan khiên mà Ngô Thì Nhậm đã phải hứng chịu, đồng thời làm nổi bật những công lao to lớn của ông đối với quốc gia, dân tộc trong một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của đất nước ta vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.

Vở diễn thể hiện sự tìm tòi, đổi mới của ê kíp nghệ sĩ đoàn 1, Nhà hát Cải lương Việt Nam khi giao vai diễn hết sức "nặng ký" Ngô Thì Nhậm cho nghệ sĩ Trần Đáng. Đây là vai chính đầu tiên của nghệ sĩ trẻ này. Tuy nhiên, cách thể hiện của Trần Đáng tại buổi tổng duyệt tối 1/8 đã khiến khán giả mộ điệu cải lương hài lòng.

Đặc biệt, vai diễn phản diện Đặng Trần Thường trong vở diễn được giao cho nghệ sĩ Quang Khải. Đây là vở phản diện đầu tiên của nghệ sĩ trên sân khấu cải lương.

Nghệ sĩ Quang Khải cho biết, vai phản diện này là vai đầu tiên (sau những vai phản diện đã đóng trong nhà trường) của Quang Khải. "Trước đêm diễn tổng duyệt, tôi còn mông lung lắm, diễn ác và hài nhưng lại sợ khán giả khóc" nghệ sĩ Quang Khải chia sẻ. 

{keywords}
Quang Khải thể hiện một Đặng Trần Thường có tài nhưng không có đức 


Anh cho biết sau khi xem tổng duyệt, nhiều khán giả đã nhắn tin cho rằng bị sốc khi thấy anh đóng vai phản diện. Quang Khải được biết đến với những vai chính như Phật hoàng Trần Nhân Tông (trong vở Vua Phật); Chàng Ba (trong Chuyện tình Khau Vai), Vua Trần Nhân Tông (trong vở Ni sư Hương Tràng), Thầy Ba Đợi (trong vở Thầy Ba Đợi)…

Nhà hát Cải lương Việt Nam đang có ý tưởng đưa vở diễn ra biểu diễn tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhằm tận dụng tối đa khung cảnh thực của Khuê Văn Các làm sân khấu, giúp người xem có cảm giác như đang sống trong thời hậu Lê - Tây Sơn cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Nếu ý tưởng này được thực hiện sẽ là một sự khác biệt mới lạ so với rất nhiều vở cải lương có đề tài nói về nhân vật lịch sử trước đây.

Theo NSƯT Triệu Trung Kiên, những tác phẩm có đề tài về lịch sử không giới hạn đối tượng tham gia vì thế vở có tới hai kíp diễn thay phiên nhau. Tổng số lượng nghệ sĩ tham gia tập vở có đến 40 người. Nhân vật Ngô Thì Nhậm do nghệ sĩ Văn Đáng và Đức Hảo thủ vai.

Tình Lê

Á hậu nhí Khánh Linh dẫn chuyện trong vở kịch 'Peter và Chó sói'

Á hậu nhí Khánh Linh dẫn chuyện trong vở kịch 'Peter và Chó sói'

Bé Khánh Linh - Á hậu nhí trong cuộc thi Hoa hậu Nam vương Âu Á 2017 tại Geogria xuất hiện với vai trò người dẫn chuyện của vở kịch “Peter và Chó sói”.

Màn đánh võ kịch tính như phim hành động của nhóm võ Taekwondo

Màn đánh võ kịch tính như phim hành động của nhóm võ Taekwondo

Biểu diễn võ nhạc với nón lá, nhóm võ Người Anh Em khiến 2 giám khảo John Huy Trần và Gemma Nguyễn liên tục hò reo phấn khích bởi màn đánh võ đầy kịch tính như phim hành động.

NSND Anh Tú đưa nhân vật lịch sử nhiều tranh cãi lên sân khấu kịch

NSND Anh Tú đưa nhân vật lịch sử nhiều tranh cãi lên sân khấu kịch

"Thế sự" do NSND Anh Tú dàn dựng xoay quanh Nguyễn Hữu Chỉnh-nhân vật lịch sử còn gây nhiều tranh cãi vừa được Nhà hát kịch Việt Nam ra mắt

Diễn viên Trần Lực tiếp tục dàn dựng kịch mới

Diễn viên Trần Lực tiếp tục dàn dựng kịch mới

"Cơn ghen của lọ lem" phản ánh câu chuyện về tiến sĩ rởm, sự độc đoán của lối suy nghĩ lạc hậu của nước Pháp 500 năm trước thành câu chuyện Việt Nam đương đại...