{keywords}
 

Art in the Forest (AIF) – Dự án nghệ thuật trong rừng là chương trình nghệ thuật thị giác phi lợi nhuận vì cộng đồng được tổ chức thường niên từ năm 2015. Đến nay, AIF đã đạt mốc 5 năm trên con đường hiện thực hóa mong muốn đưa nghệ thuật đương đại đến gần hơn với công chúng.

AIF 2019 quy tụ 17 nghệ sĩ đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Pháp, Mỹ... Bên cạnh những tác phẩm hội hoạ 10 nghệ sĩ mang tới AIF 2019 thì 7 tác phẩm điêu khắc với quy mô khác nhau là điểm nhấn đáng chú ý cho không gian nghệ thuật trong rừng ở Đại Lải.

Các nghệ sĩ đã góp phần làm giàu thêm không gian nghệ thuật, đưa tổng số những tác phẩm đang hiện hữu tại không gian nghệ thuật trong rừng lên con số hơn 100 tác phẩm.

{keywords}
 

Nhà điêu khắc Daniel Pérez (Tây Ban Nha) mang tới AIF tác phẩm “Mảnh vỡ Thế kỷ XXI” bằng chất liệu sắt. Các tác phẩm điêu khắc của Daniel Pérez luôn gắn với sự thể hiện các mảnh vỡ của khuôn mặt người. Thông qua việc phóng to kích cỡ của các mảnh vỡ dễ nhận diện này, nghệ sĩ muốn tạo ra một không gian ấn tượng cho người xem. Sau khi bị sốc bởi những gì mình nhìn thấy, họ sẽ tự tái hiện lại hình ảnh của tác phẩm thông qua những suy nghĩ và hồi ức của chính mình. Nhà điêu khắc sinh năm 1987 tự tin rằng, tác phẩm của anh có thể sẽ là “di sản cho thế hệ sau này”.

Lý giải về sự tự tin của mình, Daniel Pérez cho hay: Trong “thời đại số” của chúng ta, các khái niệm truyền thống về vẻ đẹp, tỷ lệ cân đối,.. liên tục thay đổi song song với tốc độ tiến hóa của công nghệ. Đối với chúng ta, “vẻ đẹp” có thể là cách thiên nhiên được thể hiện bằng các khái niệm số. Vốn dĩ đã sẵn tồn tại, nó vẫn có thể được tái hiện, làm mới và thay đổi một cách tự do, hầu như không có giới hạn. Điều đó đã khiến các loại hình nghệ thuật trở nên đa dạng hơn nhờ các dạng hình và ngôn ngữ mới. Một tác phẩm điêu khắc được thiết kế 3D bao gồm hơn 500 hình đa giác bằng sắt được cắt bằng tia laser và lắp ráp lại, cố tình để lộ các mép hàn trong quá trình sáng tạo như một sự kết hợp giữa vẻ đẹp và sự không hoàn hảo, giống như loài người chúng ta”. 

{keywords}
 

Nhà điêu khắc Youngsan Jang (Hàn Quốc) góp mặt vào AIF tác phẩm “Phân tử 190916” bằng chết liệu thép không gỉ. Youngsan Jang cho biết, anh luôn có cảm hứng với những chất liệu thép không gỉ, và quá trình sáng tác của mình, anh luôn cố gắng thể hiện hành trình kiên định tìm kiếm bản chất của sự sống.

“Tôi dựa vào kim loại và tìm cách thể hiện bản chất của sự sống cũng như thời điểm ánh sáng được tạo ra. Các ống thép không gỉ được cắt với các độ dài nhất định khác nhau và nối lại, tái hiện một cách năng động điểm khởi đầu và thời khắc ra đời, đồng thời tạo thành một chiếc ổ hay một chiếc bát hứng đựng ánh sáng và sự sống. Bản chất của sự sống, ánh sáng, sinh và tử là các chủ đề tôi muốn thể hiện thông qua các tác phẩm. Chúng luôn đưa ra câu hỏi về việc chúng ta đến từ đâu và khởi nguồn của sự tuyệt đối”, nhà điêu khắc đến từ Hàn Quốc chia sẻ.

{keywords}
 

Cũng sử dụng chất liệu thép không gỉ, nhà điêu khắc Lê Lạng Lương của Việt Nam lại có cảm hứng bất tận về biển. Với anh, tinh thần uyển chuyển, hoà quyện, linh hoạt, cảm xúc yêu thương, gai góc, dữ dội, thái độ cương trực, vững trãi là những cảm nhận đa chiều mà anh cảm nhận về biển. Và “thuộc về biển” là tác phẩm mà Lê Lạng Lương đem tới công chúng ở AIF 2019.

{keywords}
 

Vẫn là biển, nhưng nhà điêu khắc Đàm Đăng Lại khi đứng trước biển mênh mông, trên nền của núi non xanh ngát, của bãi cát trắng lấp lánh dưới nắng vàng anh thấy những cánh buồm lướt căng trong gió, là vầng trăng khuyết tỏa ánh sáng huyền ảo trên mặt biển. Khi đứng trong khu vườn nhỏ nhà điêu khắc bắt gặp ngọn cỏ, chiếc lá đang uốn cong theo làn gió, có giọt nước trong trẻo long lanh.

Tác phẩm “Màu của gió” ra đời với những cảm nhận thiên nhiên như thế từ Đàm Đăng Lại và cứ thế, ''Màu của gió'' mang theo và tỏa ra suối nguồn hạnh phúc đến cho mọi người. 

{keywords}
 

Trong khi đó, nhà điêu khắc Floyd Elzinga (Canada) lại bị cuốn hút bởi chính những quả thông trong khu rừng yên tĩnh. Với anh, quả thông ẩn chứa trong mình linh hồn của rừng. Nó chính là sức mạnh và sự tái tạo.

“Tôi lấy cảm hứng từ hình dạng và vẻ đẹp cân đối của quả thông cũng như từ khả năng duy trì nòi giống của chúng. Mỗi quả thông đại diện cho khả năng tiềm tàng của việc sinh ra hàng trăm cây thông mới trong tương lai. Chính điều này khiến quả thông trở thành biểu tượng cho sự hồi sinh”, nhà điêu khắc tới từ Canada nói về tác phẩm “Tiềm tàng” vừa hoàn thành của mình.

Khi được mời về trại sáng tác này, Floyd Elzinga chưa có ý tưởng gì nhiều, nhưng dự án AIF đã tái tạo lại cảm xúc kỳ thú cho anh thông qua những tác phẩm điêu khắc cỡ lớn được sắp đặt rải rác trong rừng. “Tôi muốn duy trì và tiếp nối những xúc cảm choáng ngợp rất trẻ thơ đó thông qua việc tạo ra những quả thông cỡ lớn (và nếu chúng mới chỉ là hạt giống, hãy tưởng tượng cái cây sẽ vĩ đại đến thế nào!)”, Floyd Elzinga chia sẻ.

{keywords}
 

Lần đầu bước vào không gian AIF, nhà điêu khắc Ariel Moscovici (Pháp) không có sự bỡ ngỡ, anh bắt kịp rất nhanh với mạch xuyên suốt của chuỗi dự án các tác phẩm trong rừng này. Anh bị hấp dẫn bởi câu chuyện sáng thế có vẻ hơi ngô nghê nhưng rất kỳ bí trong Kinh Cựu Ước. Rồi anh cố gắng mường tượng ra kết cấu của chốn thâm sâu này, nơi ẩn chứa mọi lời hứa cho vạn vật sẽ được tạo ra. Một khối tròn nguyên sơ nhô lên từ trái đất, được tạo ra từ vô vàn những hình khối lập phương đại diện cho hiểm họa của các loài thực vật và động vật sẽ được tạo ra, như một hạt mầm hay một quả trứng. 

{keywords}
 

Nhà điêu khắc Mukai Katsumi (Nhật Bản) với cảm nhận của riêng mình có thể nghe thấy tiếng hoa và côn trùng thì thầm trên trái đất. “Sức sống của rừng và sức sống của trái đất. Và chúng ta sống với nhau bằng cách cùng tồn tại với chúng”, đó chính là Thanh âm của đất mà Mukai Katsumi đưa và các tác phẩm điêu khắc trên gỗ.  

 

{keywords}
 

Các nghệ sĩ từ nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi năm một chủ đề và họ tề tựu về khu rừng tuyệt đẹp để tập trung sáng tác. Bình thường, các nghệ sĩ rất độc lập trong quá trình sáng tác, có khi, họ còn rất “kỵ” khi sáng tác tác phẩm của mình ngay cạnh “nghệ sĩ hàng xóm”. Thế nhưng ở Art in the Forest, các nghệ sĩ lại vô cùng hào hứng, có khi còn “đảo qua đảo lại” không gian sáng tác của nghệ sĩ khác để cùng thảo luận.

Nhà điêu khắc Đàm Đăng Lại cho biết dù được mời về, nhưng anh lại không bị gò bó lắm bởi đề tài sáng tác, mặc dù mong muốn, đầu bài của người giám tuyển có đưa ra từ trước. “Chúng tôi được thể hiện trọn vẹn từ khâu hỗ trợ các nghệ sĩ trẻ trong việc sáng tạo, hỗ trợ tinh thần nghệ sĩ và gia đình nghệ sĩ, tới giai đoạn quảng bá các tác phẩm của chúng tôi tới công chúng thông qua hình thức triển lãm trong không gian rừng cây nhiệt đới. Ban tổ chức đều làm rất tuyệt, việc của chúng tôi chỉ là tạo ra sản phẩm thật tốt”, nhà điêu khắc Đàm Đăng Lại chia sẻ.

Nhà điêu khắc Carlos Albert Andrés có tác phẩm điêu khắc được đặt ở nhiều nơi trên thế giới, rất tâm đắc với chương trình lưu trú nghệ sĩ của Art in the Forest và gọi đây là một trải nghiệm quý, hiếm có của mình. “Tôi từng được dự nhiều trại sáng tác trong và ngoài nước nhưng ít nơi mà sáng tác của nghệ sĩ không bị giới hạn về chủ đề, chất liệu và thời gian sáng tác.

Lâu nay, chúng tôi sáng tác mà không biết tác phẩm của mình sẽ nằm trong không gian như thế nào. Nhưng tại Art in the Forest, người nghệ sĩ biết “đứa con tinh thần” của mình sẽ “lớn lên” với cảnh quan xung quanh và họ cũng thấy hứng thú hơn vì biết rằng tương lai sáng tác của mình sẽ được đóng góp vào một không gian nghệ thuật. Là nghệ sĩ, chúng tôi muốn mang nghệ thuật vào đời sống, chương trình lưu trú nghệ sĩ này tạo điều kiện cho chúng tôi làm việc đó".

{keywords}
 

 

Trong khi đó, nhà điêu khắc Mukai Katsumi vô cùng ấn tượng bởi chương trình lưu trú này bởi nghệ sĩ đạt tính chuyên nghiệp cao. “Không gian khu sáng tác thanh vắng, thuận tiện cho sáng tác, nghệ sĩ được tự do sáng tạo trong không gian của riêng mình, thể hiện tinh thần, ý tưởng của mình. Ngoài ra, nghệ sĩ còn được cung cấp vật liệu chuẩn theo yêu cầu, được tư vấn ý tưởng và cách sử dụng vật liệu sao cho hiệu quả. Điều này thực sự có ý nghĩa vì vật liệu là một trong những cái khó của nghệ sĩ Việt hiện giờ. Theo tôi, đây là chuẩn mực của một chương trình lưu trú quốc tế", nhà điêu khắc Mukai Katsumi chia sẻ.

Qua từng năm, bộ sưu tập nghệ thuật của Art in the Forest mỗi ngày một thêm dày. Nơi đây trở thành nơi lưu giữ tác phẩm của các nghệ sĩ đương đại ở thời kỳ sung sức. Công việc lưu giữ này nhằm tiến đến mốc cuối cùng của chặng đường: Một bảo tàng nghệ thuật đương đại dành cho hội hoạ và một công viên điêu khắc ngoài trời với hàng trăm tác phẩm đại diện cho một giai đoạn xã hội phát triển.

Ông Vũ Hồng Nguyên, đồng sáng lập, giám tuyển Art in the Forest chia sẻ, xây dựng dự án này, ông và các cộng sự của mình muốn xây dựng nền móng cho những bước chân của con trẻ đang vang lên giữa bảo tàng tương lai, là tạo ra bằng chứng cho niềm tin của về vai trò không thể thiếu của nghệ thuật trong đời sống. Nói như hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn, nếu có thể duy trì tốt được điều này, thì việc đầu tư nghệ thuật thông minh không chỉ dừng lại ở nghệ thuật đương đại mà song song đó, gu thẩm mỹ và giá trị văn hoá của người Việt cũng ngày được nâng cao, đồng đều với sự phát triển của kinh tế đất nước.

Tình Lê

Triển lãm nghệ thuật ấn tượng trong container giữa rừng thông

Triển lãm nghệ thuật ấn tượng trong container giữa rừng thông

- Art in the forest - Summer 2019 mang tới hơi thở mới ấn tượng trong sáng tạo nghệ thuật.