Bất kỳ ai từng làm việc với NSND Lan Hương cũng biết chị là một người rất tâm huyết và nghiêm khắc.


Vai diễn Em bé Hà Nội là dấu ấn đậm nét trong cuộc đời và sự nghiệp diễn xuất của NSND Lan Hương. Nhắc đến chị, người ta nhớ ngay đến nét diễn hồn nhiên, trong trẻo và hiền lành trên màn ảnh.

Sau thành công ấy, chị còn tham gia rất nhiều phim khác như Trần Thủ Độ, Những người sống quanh tôi... Bất cứ vai diễn nào của Lan Hương cũng nhận được rất nhiều lời khen từ khán giả.

Ấy vậy mà, thời gian gần đây, nghệ sĩ Lan Hương chẳng mấy khi đóng phim nữa. Thay vào đó, chị tập trung toàn bộ thời gian và tâm huyết ở Đoàn kịch hình thể - thể nghiệm do bản thân làm trưởng đoàn ở Nhà hát Tuổi trẻ.

Khi chúng tôi thực hiện bài viết này, NSND Lan Hương đang cùng học trò chuẩn bị cho buổi diễn báo cáo nội bộ vở Một cõi đi về.

Chia sẻ về sản phẩm mới, chị tâm sự: "Tôi biết đến nhạc Trịnh từ ngày giải phóng miền Nam. Nghe nhiều thành ra ngấm rồi luôn mong muốn làm một chương trình sử dụng những bài hát của ông".

Và ước mơ của chị đã thành sự thật.

{keywords}

  8h sáng, NSND Lan Hương có mặt ở sân khấu chính của nhà hát Tuổi trẻ để bắt đầu lịch tập.

{keywords}

Vì chị đang bị ốm nên sức khỏe rất kém, lại liên tục ho hắng nên phải nhờ học trò mua loại kháng sinh mạnh nhất.

{keywords}

Trước khi buổi tập bắt đầu, NSND Lan Hương cẩn thận kiểm tra sự có mặt của từng diễn viên. Vì chị rất khó nên chẳng ai trong đoàn dám tới trễ. Theo lời chị, vì nhà hát có rất nhiều đoàn nên phải sát ngày diễn, đoàn chị mới được tập trên sân khấu, trước đó tập dưới sàn là chính.

{keywords}

NSND Lan Hương sinh năm 1963. Vai diễn để đời Em bé Hà Nội tìm đến với chị năm 10 tuổi. 5 năm sau đó, chị mới thi tuyển vào khoa Sân khấu của nhà hát Tuổi trẻ và gắn bó với nghệ thuật từ đó đến giờ. Năm 2002, sau khi hoàn thành khóa học Đạo diễn, chị về tiếp quản đoàn kịch hình thể - thể nghiệm của nhà hát.

{keywords}13 năm tâm huyết, nghệ sĩ Lan Hương đã vượt qua rất nhiều khó khăn để kịch hình thể tìm được chỗ đứng trong lòng những người yêu kịch. Năm 2012, khi nghe tin đoàn kịch hình thể phải sáp nhập với kịch thiếu nhi vì có cơ chế sáp nhập hai đơn vị sân khấu là Nhà hát Tuổi Trẻ và Nhà hát kịch Việt Nam, chị đã viết đơn gửi tới các cơ quan quản lý văn hóa để khiếu nại và bảo vệ "đứa con" này.

{keywords}

Hết lòng là thế nên chuyện chị tự nhận bản thân là kẻ khắc nghiệt trên sàn tập cũng là điều dễ hiểu. Nếu ở nhà, trên phim, chị hiền lành bao nhiêu thì trong vai trò đạo diễn, chị thét ra lửa bấy nhiêu.

{keywords}

Không hề ngại người lạ là chúng tôi ở đó, nếu các diễn viên có gì sai sót, chị thẳng thắng vạch ra và thậm chí còn lớn tiếng khi cần thiết. Không chỉ thế, chị còn chạy lên sân khấu, chỉ dẫn một cách tường tận cho các học trò biết phải diễn như thế nào trong cảnh này, cảnh kia. Nếu khi ngồi dưới hàng ghế sân khấu, chị còn mỏi mệt, liên tục ho thì khi lao lên trên, chị như thành một con người khác, quyết liệt và dữ dội.

{keywords}

Kết thúc buổi tập sáng, NSND Lan Hương chào các học trò và ra về. Thông thường, chị sẽ ở lại nhà hát ăn cơm trưa cùng các bạn diễn viên trẻ nhưng vì hôm ấy có việc nên chị phải ra ngoài. Nghệ sĩ Lan Hương di chuyển bằng taxi.

{keywords}

Buổi tối hôm đó, chị đã đến rất sớm, đứng ở cửa để đón từng khách một đến với vở diễn Một cõi đi về.

{keywords}

Sự xuất hiện của bạn bè là niềm động viên rất lớn đối với người nghệ sĩ xinh đẹp bởi kịch thể nghiệm cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa phải là thể loại được nhiều người thích thú.

{keywords}

"Người ta thích xem hài kịch, ca nhạc cho nhẹ đầu", câu nói nghe chừng chua chát nhưng là sự thật không thể phủ nhận được.

{keywords}

Đón hết khách, sát giờ diễn, NSND Lan Hương mới đi vào sân khấu.

{keywords}

Vì là đêm diễn báo cáo nội bộ nên không có quá nhiều khách. Chị cẩn thận sắp xếp vị trí cho từng người một. Sau đó còn không quên căn dặn các nhạc công lần cuối trước khi bắt đầu.

{keywords}

Phía bên trong, các học trò của chị đang hoàn tất những khâu hóa trang cuối cùng. Không khí rất nhộn nhịp và vội vã. Phát hiện nhân vật chính thiếu một chiếc khăn đội đầu, sau khi suy nghĩ, nữ nghệ sĩ quyết định bắt tay "chữa cháy". Thời điểm ấy, có một cậu học trò vô tình đùa giỡn không đúng lúc, anh đã bị cô giáo quát ngay tại chỗ. Không khí vì thế cũng trở nên khá căng thẳng.

{keywords}

Giải quyết xong sự việc trong hậu trường, chị tiếp tục trả lời phỏng vấn ở cánh gà.

{keywords}

Ở bên ngoài, nghệ sĩ Tất Bình (mang kính) rất trông ngóng vở diễn của vợ. Sau cuộc hôn nhân đầu tiên không suôn sẻ, nghệ sĩ Lan Hương nên duyên với đạo diễn Tất Bình trong những lời xì xào bàn tán của những người chung quanh. Nhưng vượt qua áp lực dư luận, cả hai vẫn gắn bó và yêu thương nhau đến tận bây giờ. Điều duy nhất khiến hai nghệ sĩ cảm thấy hối tiếc là cho đến giờ, họ vẫn chưa có một mụn con chung.

{keywords}

Khi vở diễn bắt đầu, NSND Lan Hương đứng quan sát ở phía trong cánh gà.

{keywords}

Chị đứng đó, dõi theo cử chỉ, nét mặt và trạng thái cảm xúc của từng diễn viên trẻ trên sân khấu. Người nghệ sĩ ấy còn nhún chân theo từng giai điệu của các ca khúc nhạc Trịnh được sử dụng trong Một cõi đi về. Thỉnh thoảng, còn đi đi lại lại ra chiều lo lắng.

{keywords}

Với tinh thần làm việc nghiêm túc của đạo diễn khó tính và dàn diễn viên tài năng, vở kịch nhận được rất nhiều lời khen từ người xem. Điều này khiến chị hạnh phúc lắm. Chị tâm sự với một người bạn, chị thương tụi học trò vì tập tành vất vả thế mà chẳng ai được đồng nào.

{keywords}

Khi các nhân viên hậu đài dọn dẹp sân khấu cũng là lúc chị tiếp tục trả lời phỏng vấn của một phóng viên khác. Ở bên cạnh, những người bạn của NSND Lan Hương đang cố nán lại để mời chị đi ăn mừng.

{keywords}

Khi ngọn đèn cuối cùng tắt đi cũng là lúc chị ra về. Rồi ngày mai, chị sẽ lại tất bật với những sáng tạo mới, những niềm ấp ủ mới để hy vọng một ngày, khán giả sẽ quen với kịch hình thể, để sau từng đêm diễn, chị không phải chạy ra hỏi từng người có hiểu nội dung không "vì kịch của chị mọi người thường nói khó hiểu".

 Theo Trí Thức Trẻ