Nhớ về chợ Đồng Văn một thời đã xa - 1

Chợ Đồng Văn họp theo phiên cố định, vào tất cả các ngày Chủ Nhật. Nơi đây thu hút rất đông đồng bào các dân tộc trong huyện Đồng Văn, đủ mọi dân tộc. Trước đây khi chưa phổ biết xe máy, người Mông ở xa phải đi từ chiều hôm trước mới đến chơi chợ vào sớm hôm sau.

Nhớ về chợ Đồng Văn một thời đã xa - 2

Chợ cổ Đồng Văn gồm 3 dãy nhà xây một tầng theo hình chữ U, bằng đá, hầu như còn nguyên vẹn đến ngày nay. Trong không gian này là dãy hàng ăn truyền thống, khói tỏa nghi ngút từ chảo thắng cố, thùng nấu phở... thơm phức tạo nên một không gian chợ sôi động vào mang đậm nét đặc trưng của đồng bào nơi đây.

Nhớ về chợ Đồng Văn một thời đã xa - 3

Ở bên ngoài không gian đá chữ U, người dân cũng họp và buôn bán nhiều mặt hàng được sắp xếp theo từng khu, khu bán rương (hòm đựng đồ), bán rượu, bán lợn, chó... Ở phía xa là mái ngói lô nhô của dãy nhà trong khu phố cổ Đồng Văn.

Nhớ về chợ Đồng Văn một thời đã xa - 4

Thắng cố là món ăn nổi tiếng và rất đặc trưng của chợ phiên vùng cao nguyên đá Đồng Văn, tại các phiên chợ nơi đây đều có. Chảo thắng cố được nấu từ thịt và nội tạng ngựa, với các loại gia vị truyền thống của người Mông đem đến mùi vị không lẫn đi đâu được, rất hấp dẫn.

Nhớ về chợ Đồng Văn một thời đã xa - 5

Người Mông xuống chợ ăn thắng cố thường mang theo một túi cơm, hoặc xôi để ăn kèm. Đây là món ăn rất được ưa thích của người Mông. Trong ảnh là vợ chồng anh Vàng Sính Ly (xã Tả Lủng, Đồng Văn) đang vui vẻ thưởng thức món thắng cố tại chợ.

Nhớ về chợ Đồng Văn một thời đã xa - 6

Ngoài ra món phở ăn cùng bánh phở hoặc mì tôm cũng rất đông khách. Món ăn này là món gần như mọi người dân đến chợ đều thưởng thức.

Nhớ về chợ Đồng Văn một thời đã xa - 7

Đến chợ Đồng Văn đông nhất là người Mông, tiếp đến là Tày, Nùng, Hán, Mông, Hoa, Dao... Trong khu phố cổ Đồng Văn hiện còn khoảng trên dưới 40 ngôi nhà cổ, trong đó cổ nhất là hai ngôi nhà của dòng họ Lương, có niên đại tới 300 năm, những ngôi nhà còn lại đều khoảng 100 năm.

Nhớ về chợ Đồng Văn một thời đã xa - 8

Chợ họp từ tờ mờ sáng, đến qua trưa thì tan. Người dân đi chợ mua sắm các vật dụng thiết yếu, thực phẩm, gia súc gia cầm. Có người chỉ ôm một con gà, hoặc con chó nhỏ xuống chợ, bán xong lấy tiền mua sắm. Trong ảnh là khu bán rương ở phía ngoài chợ.

Nhớ về chợ Đồng Văn một thời đã xa - 9

Chân dung một em bé người Mông.

Nhớ về chợ Đồng Văn một thời đã xa - 10

Thói quen của đồng bào nơi đây là buộc dây dắt lợn con chứ không cho vào lồng, ai mua cúi xuống xem. Đây là khu vực khá nhộn nhịp tại chợ, họ chỉ bán lợn con.

Nhớ về chợ Đồng Văn một thời đã xa - 11

Người dân đi chợ ngoài để mua sắm còn là nơi gặp gỡ giao lưu, điểm vui chơi hò hẹn, thưởng thức các món ăn yêu thích. Chợ là tất cả đối với đồng bào nơi đây. Trong ảnh là một quán rượu tại dãy nhà cổ bên cạnh khu nhà đá chữ U.

Nhớ về chợ Đồng Văn một thời đã xa - 12

Đàn ông Mông có thú chơi chim và thổi khèn. Những chiếc khèn của người Mông có thể làm mất cả tuần trời, vào phiên chợ, họ mang xuống trao đổi, mua bán, thổi những điệu khèn mộc mạc đưa điệu nhảy của các đôi trai gái.

Nhớ về chợ Đồng Văn một thời đã xa - 13

Trước đây người dân đều biết se sợi lanh, dệt vải, tự may cho mình những bộ quần áo dân tộc truyền thống. Nhưng ngày càng ít dần, chợ bán nhiều loại quần áo may sẵn của các dân tộc, với giá khá rẻ và đa chủng loại. Trong ảnh là khu bán quần áo. 

Nhớ về chợ Đồng Văn một thời đã xa - 14

Các sản vật được gùi xuống chợ để bán, tuy không nhiều nhưng rất đặc sắc và có nhiều loại được thu hoạch từ tự nhiên.

Nhớ về chợ Đồng Văn một thời đã xa - 15

Sau khi chuyển địa điểm vào năm 2010, không gian đá cổ ám khói thời gian trở thành một khu dịch vụ hỗn hợp với nhà hàng, quán cà phê.... Khu chợ nổi tiếng nhất cao nguyên đá Đồng Văn nay đã mất không gian xưa.

(Theo Dân Trí) 

Chọn đá quý như đi chợ mua... rau ở miền đất ngọc

Chọn đá quý như đi chợ mua... rau ở miền đất ngọc

Ở trung tâm huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái) có một phiên chợ độc nhất chỉ bán vào buổi sáng với một mặt hàng duy nhất là đá quý.