Nhiều quốc gia trên thế giới đã quyết định nới lỏng hạn chế đi lại với những du khách đã tiêm đầy đủ vaccine phòng Covid-19. Tuy nhiên, trải nghiệm đi du lịch thông qua đường hàng không hiện tại đã khác rất nhiều so với thời kỳ đại dịch chưa bùng phát.

Từ việc hạn chế tiếp xúc tới việc phải luôn đeo khẩu trang tại sân bay, thực hiện các xét nghiệm cần thiết và những biện pháp nhằm giảm thiểu sự lây lan của virus đã dần trở nên quen thuộc.

Nhưng việc di chuyển bằng máy bay trong đại dịch liệu có những rủi ro gì? Và có cách nào để đảm bảo an toàn không? Thì đây là những điều mọi du khách đều nên lưu ý trước mỗi hành trình của mình.

{keywords}

Việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng có thể làm nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn so với đi bằng những phương tiện cá nhân khác như ô tô.

{keywords}

Tuy nhiên, theo phóng viên du lịch của tờ The Independent, Simon Calder, thì tự lái xe hoặc bắt taxi vẫn tiềm ẩn những rủi ro riêng. Bởi lẽ, tai nạn giao thông đường bộ đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1.800 người dân Anh mỗi năm.

{keywords}

Về cơ bản, mọi phương thức vận tải đều tiềm ẩn những rủi ro khác nhau. Nhưng nếu mối quan tâm hàng đầu của bạn là việc phòng ngừa việc lây nhiễm Covid-19 thì đi bằng phương tiện cá nhân như ô tô hay xe máy có lẽ là cách tốt nhất (nhưng hãy ghi nhớ là phải luôn đeo khẩu trang, mở cửa sổ và rửa hoặc vệ sinh tay trước và sau khi đi taxi). Nếu di chuyển bằng phương tiện công cộng, việc đeo khẩu trang là yêu cầu bắt buộc ở nhiều quốc gia.

{keywords}

Tại sân bay, hàng loạt các biện pháp bảo vệ đang ngày càng được phổ biến rộng rãi, chẳng hạn như đảm bảo khoảng cách tối thiểu và bắt buộc đeo khẩu trang với tất cả các hành khách cũng như nhân viên.

Mặc dù, du khách thường lầm tưởng rằng máy bay giống như một 'ổ vi trùng' kín, nhưng sân bay lại là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn khi tập trung rất nhiều người tới từ khắp nơi trên thế giới.

Giữ khoảng cách với người lạ, rửa tay thường xuyên hoặc sử dụng chất khử trùng tay và đeo khẩu trang là những bước quan trọng nhất cần thực hiện. Nhưng cũng có những cách khác để hạn chế tiếp xúc trực tiếp tại sân bay như: làm thủ tục trực tuyến và in thẻ lên máy bay trước nếu có thể.

Các du khách cũng được khuyên nên sử dụng tối đa lượng hành lý xách tay và giảm thiểu hành lý ký gửi để rút ngắn quá trình tiếp xúc với các nhân viên và hành khách khác trước và sau chuyến bay.

{keywords}

Michael O'Leary, Giám đốc Điều hành một hãng hàng không của Anh cho biết 'Thông thường, mỗi hành lý ký gửi sẽ được xử lý bởi tối thiểu tám người từ bàn làm thủ tục, đến cổng lên máy bay, sân bay tại điểm đến. Trong khi hành lý xách tay luôn đi liền với mỗi hành khách trong suốt cả hành trình'.

Việc giảm thiểu hành lý ký gửi cũng giúp các hành khách sau chuyến bay không phải tụ tập quanh băng chuyền cùng rất nhiều người khác để lấy hành lý và có thể rời sân bay sớm hơn rất nhiều.

{keywords}

Ngoài ra, việc tối giản hành lý trong thời gian này cũng được cho là cần thiết khi khay để đồ ở khu vực kiểm tra an ninh được coi là một 'ổ vi khuẩn'. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2016 thậm chí cho thấy những khay để đồ này là nơi trú ngụ của nhiều virus gây ra các bệnh về đường hô hấp hơn so với nhà vệ sinh công cộng.

Sau khi đã kiểm tra an ninh và lấy các vật dụng ra khỏi các khay để đồ, hãy nhớ đảm bảo vệ sinh hoặc rửa tay càng sớm càng tốt, cũng như tuyệt đối không chạm vào mặt trong thời gian chờ đợi.

{keywords}

Trên máy bay, Bộ Giao thông Vận tải Anh (DfT) khuyên hành khách nên ngồi đúng vị trí và tuân theo chỉ dẫn của các tiếp viên, sử dụng thanh toán không tiếp xúc nếu có thể. Trong một số chuyến bay, dịch vụ ăn uống sẽ bị cắt giảm và nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng gì bất thường cần lập tức thông báo cho phi hành đoàn.

Hầu hết các hãng hàng không hiện nay đều yêu cầu hành khách đeo khẩu trang khi không ăn hoặc uống và cung cấp đồ rửa tay khô.

Nếu bay những chặng ngắn, hành khách nên đi vệ sinh ngay trước khi lên máy bay để giảm thiểu việc đi lại khi đang ở trên máy bay, đồng nghĩa với việc thu hẹp phạm vi tiếp xúc xung quanh cabin và những hành khách khác.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người di chuyển nhiều xung quanh cabin có nhiều khả năng nhiễm Covid-19 cao hơn các hành khách khác.

Ngoài ra, trong nghiên cứu năm 2018 theo dõi 'các hành vi, chuyển động và lây truyền các bệnh hô hấp qua trung gian giọt bắn trong các chuyến bay xuyên lục địa', một nhóm chuyên gia của Đại học Emory, Atlanta, Mỹ đã phát hiện ra rằng những người ngồi trên ghế gần cửa sổ sẽ có ít tiếp xúc với hành khách khác hơn so với những người ngồi ở ghế khác.

{keywords}

Điều này phần lớn là do những người ngồi cạnh cửa sổ thường ít đứng dậy để ra khỏi chỗ ngồi của họ hơn. Chỉ có 43% những hành khách ở dãy ghế gần cửa sổ di chuyển xung quanh máy bay so với 80% những người ngồi trên ghế ở lối đi. Điều này có nghĩa là họ ít có khả năng tiếp xúc với người mang virus tiềm ẩn.

Một trong những sơ đồ của nghiên cứu cho thấy khả năng khách du lịch tiếp xúc với một hành khách lây nhiễm được chỉ định dựa trên vị trí họ đang ngồi. Khác với những người ngồi cùng hàng ghế với bệnh nhân số 0 (F0), tất cả những hành khách ngồi trên ghế cửa sổ đều có cơ hội tiếp xúc với F0 chỉ khoảng 5% hoặc ít hơn. Hầu hết có xác suất 0-1%, thấp hơn nhiều so với những người ngồi ở giữa và lối đi.

{keywords}

Do đó, chọn ngồi bên cửa sổ có thể làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh nhưng điều quan trọng nhất cần nhớ là nên di chuyển xung quanh máy bay càng ít càng tốt. Khi đó thì khả năng tiếp xúc với các F0 cùng chuyến cũng sẽ giảm đi đáng kể.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc đeo găng tay trong suốt chuyễn bay cũng không phải là biện pháp bảo vệ phòng ngừa Covid-19 được khuyến nghị như nhiều thông tin đã đưa.

{keywords}

Tất cả không gian kín trên các phương tiện giao thông đều có nguy cơ lây truyền virus. Một báo cáo y tế được công bố vào tháng 11 năm 2020 cho thấy một hành khách cho xét nghiệm âm tính với Covid-19 trước chuyến bay nhưng sau đó đã nhiễm bệnh và lây cho 4 người khác trong suốt hành trình.

Báo cáo từ Viện Nghiên cứu và Khoa học Môi trường của New Zealand cho biết tổng cộng bảy hành khách ngồi gần nhau đã có kết quả dương tính với Covid-19 sau chuyến bay này.

Một nghiên cứu khác cho rằng nguy cơ nhiễm Covid-19 trên các chuyến bay đường dài là 'có thật' sau khi một hành khách lây nhiễm cho 15 người khác trên cùng một máy bay. Dù cũng có những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nguy cơ bị gặp tai nạn hay lây nhiễm thứ gì đó trên máy bay nhìn chung là tương đối thấp.

Theo nghiên cứu năm 2018 đã đề cập trước đó, xác suất thực sự bị lây nhiễm bởi F0 chỉ rơi vào khoảng 0-1% đối với đại đa số hành khách, ngoại trừ những người ngồi trên cùng hàng ghế hoặc bên kia lối đi.

Nhiều du khách có quan niệm sai lầm rằng họ có nhiều khả năng nhiễm bệnh hơn sau chuyến bay vì 'hít thở chung bầu không khí với F0'. Trên thực tế, máy bay phản lực hiện đại có hệ thống lọc không khí rất tiên tiến, khiến việc lây truyền virus qua không khí trên máy bay là cực kỳ khó xảy ra.

David Nabarro, đặc phái viên của WHO về Covid-19, cho biết việc di chuyển bằng đường hàng không là 'tương đối an toàn' trong thời điểm đại dịch bùng phát.

'Mặt tốt của các loại máy bay hiện nay là hệ thống thông gió bao gồm các bộ lọc hoạt động thực sự mạnh mẽ và theo quan điểm của chúng tôi, di chuyển bằng máy bay là tương đối an toàn' ông nói với BBC News .

 

{keywords}

'Với hệ thống thông gió tiên tiến trên những máy bay thương mại hiện đại và phương thức lây truyền chủ yếu là do tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua giọt bắn trong không khí, thì trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao nhất là những hành khách ngồi cùng hàng ghế, phía sau hoặc phía trước F0', Tiến sĩ David E Farnie, Giám đốc Y tế của Trung tâm Đáp ứng Toàn cầu MedAire Worldwide, trả lời The Independent.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), đã thực hiện nghiên cứu sâu rộng về chủ đề vận tải hàng không và các bệnh truyền nhiễm, khẳng định rằng những người trên máy bay không có nhiều khả năng lây nhiễm hơn so với những không gian kín khác trên mặt đất.

{keywords}

Hệ thống không khí trong cabin hiện đại cung cấp khoảng 50% không khí trong lành và 50% không khí được lọc, tuần hoàn. IATA cho biết 'Nguồn cung cấp không khí về cơ bản là vô trùng và không có virus'.

Đồng thời, hiệp hội ngành cho biết 1,2 tỷ hành khách đã đi bằng đường hàng không vào thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh nhưng tỉ lệ hít phải virus Sars-Covi-II trên máy bay là 1/27 triệu nhỏ hơn rất nhiều so với khả năng bị sét đánh là khoảng 1/500.000 theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ.

{keywords}

Một loạt các biện pháp đã được ngành hàng không đưa ra kể từ khi đại dịch bùng phát rộng. Hầu hết các hãng hàng không đã cắt giảm việc cung cấp dịch vụ ăn uống, bên cạnh những yêu cầu thanh toán không tiếp xúc trên máy bay. Họ cũng tiến hành làm sạch sâu và khử trùng cabin thường xuyên hơn nhiều so với trước kia.

{keywords}

Một số hãng hàng không đã triển khai một quy trình gọi là 'làm mờ sương'. Nó bao gồm việc phun chất khử trùng cao cấp thông qua máy tạo sương mù khắp cabin - máy phun sương này sẽ phun chất khử trùng và bám dính vào tất cả các bề mặt, bao gồm ghế ngồi, khay, trần, sàn máy bay và phòng vệ sinh.

{keywords}

Nhiều hãng hàng không cũng như sân bay cũng áp dụng công nghệ làm sạch bằng tia cực tím để làm sạch triệt để ghế ngồi, các bề mặt và cabin mà không cần sử dụng hóa chất tẩy rửa.