Bộ trưởng Bộ Y tế Nam Phi Joe Phaahla phát biểu trong một cuộc họp báo rằng ‘Chúng tôi thấy một số phản ứng thái quá hiện nay  là không có cơ sở’.

Ông Phaahla cũng cho biết lệnh hạn chế của một số quốc gia với Nam Phi giống như việc ‘tìm vật tế thần để giải quyết vấn đề toàn cầu’.

{keywords}

Anh là quốc gia đầu tiên ban hành lệnh cấm bay với các quốc gia ở Nam Phi. Ảnh: Reuters

Vương quốc Anh là nước đầu tiên có động thái và ban hành lệnh cấm bay với các quốc gia ở miền Nam của Châu Phi, chỉ vài giờ sau khi các cơ quan y tế Nam Phi thông báo tóm tắt về phát hiện của biến thể mới này.

{keywords}

Nhiều du khách đang vội vàng về nước sau khi lệnh hạn chế bay được ban hành. Ảnh: DW

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã cảnh báo các quốc gia không nên vội vàng áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại vào thời điểm này, khi có thể sẽ phải mất tới một vài tuần để xác định bản chất của biến thể mới.

Ông Phaahla cho biết lệnh cấm du lịch tới Nam Phi là ‘một cách tiếp cận vấn đề sai lầm và đi ngược lại các tiêu chuẩn và lời khuyên của WHO’.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nam Phi cũng chỉ ra rằng một số quốc gia hiện nay có tỷ lệ lây nhiễm tới 50.000 ca mới mỗi ngày, trong khi Nam Phi chỉ đang dừng lại ở mức trung bình là 3.000 ca nhiễm, tăng 300 ca so với hai tuần trước.

{keywords}

Những hành khách đợi xét nghiệm PCR trước khi khởi hành. Ảnh: Reuters

Tulio de Oliveira, nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện về biến thể mới này, cũng đặt câu hỏi về quyết định cấm bay hàng loạt của các nước. Ông cho biết ‘Về mặt khoa học, những phát hiện kiểu này không có nhiều ý nghĩa. Mọi người đang đưa ra những quyết định dựa trên cảm xúc chứ không phải dựa trên lý trí’.

CHÂU ÂU
Một quan chức ở bang Hessen cho biết biến thể Omicron ‘rất có thể’ đã xuất hiện tại Đức khi thứ Bảy vừa qua một người từng ở Nam Phi đã có những phản ứng như được trình bày trong báo cáo.

Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Thế giới (WMA) cho rằng Đức có thể sẽ phải đối mặt với tỷ lệ mắc COVID từ 700 đến 800 ca nhiễm trên 100.000 dân trong vòng 10 ngày tới.

Trong một cuộc phỏng vấn với các tờ báo của tập đoàn báo chí Funke media, giám đốc WMA Frank Ulrich Montgomery đã kêu gọi việc hạn chế mở mới và đóng cửa các chợ Giáng sinh trên toàn quốc.

Trong khi đó, giới chức Hà Lan thông báo 61 hành khách trên hai chuyến bay từ Nam Phi tới Amsterdam hôm thứ 6 đều đã cho kết quả dương tính với COVID-19.

{keywords}

61 hành khách trong hai chuyến bay của hãng hàng không KLM dương tính với Covid-19. Ảnh: Reuters

Tulio de Oliveira, nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện về biến thể mới này, cũng đặt câu hỏi về quyết định cấm bay hàng loạt của các nước. Ông cho biết ‘Về mặt khoa học, những phát hiện kiểu này không có nhiều ý nghĩa. Mọi người đang đưa ra những quyết định dựa trên cảm xúc chứ không phải dựa trên lý trí’.

CHÂU ÂU
Một quan chức ở bang Hessen cho biết biến thể Omicron ‘rất có thể’ đã xuất hiện tại Đức khi thứ Bảy vừa qua một người từng ở Nam Phi đã có những phản ứng như được trình bày trong báo cáo.

Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Thế giới (WMA) cho rằng Đức có thể sẽ phải đối mặt với tỷ lệ mắc COVID từ 700 đến 800 ca nhiễm trên 100.000 dân trong vòng 10 ngày tới.

Trong một cuộc phỏng vấn với các tờ báo của tập đoàn báo chí Funke media, giám đốc WMA Frank Ulrich Montgomery đã kêu gọi việc hạn chế mở mới và đóng cửa các chợ Giáng sinh trên toàn quốc.

Trong khi đó, giới chức Hà Lan thông báo 61 hành khách trên hai chuyến bay từ Nam Phi tới Amsterdam hôm thứ 6 đều đã cho kết quả dương tính với COVID-19.

Sau hàng giờ chờ đợi tại sân bay Schiphol tại thủ đô Amsterdam, khoảng 600 hành khách trên hai chuyến bay của hãng hàng không KLM đang chờ các xét nghiệm của cơ quan chức năng xem có nhiễm phải biến thể virus Omicron hay không.

Bộ Y tế Hà Lan cho biết theo kết quả ban đầu thì 61 trường hợp dương tính hiện đang được cách ly khách sạn đều cho kết quả khả quan.

Hiện chính phủ Hà Lan đã cấm tất cả các chuyến bay du lịch bằng đường hàng không từ miền nam châu Phi tới nước này. Bộ trưởng Y tế Hà Lan Hugo de Jonge cho biết tất cả những hành khách nhập cảnh vào nước này đều sẽ phải trải qua quá trình kiểm tra y tế và kiểm dịch nghiêm ngặt.

Cuối tuần trước, nước này cũng ra thông báo tất cả các quán bar và nhà hàng đều phải đóng cửa vào giờ giới nghiêm ban đêm để kiềm chế sự lây lan của virus.

CHÂU MỸ
Công ty dược phẩm Mỹ Moderna cho biết họ sẽ phát triển một liều thuốc tăng cường chống lại biến thể Omicron mới.

Giám đốc điều hành Moderna, Stephane Bancel cho biết ‘các nhà nghiên cứu đang làm việc để tìm ra các chiến lược khả thi chống lại biến thể mới’.

{keywords}

Mỹ gọi động thái cấm bay là một ‘biện pháp phòng ngừa’. Ảnh: CNBC

Trong khi đó, giới chức Mỹ cũng đã có động thái cấm du khách đến từ tám quốc gia miền nam châu Phi bắt đầu từ tuần này.

Tổng thống Joe Biden gọi đây là một ‘biện pháp phòng ngừa’ và nói thêm rằng ‘đại dịch sẽ không kết thúc cho đến khi người dân trên toàn cầu đều được tiêm chủng’.

CHÂU Á
Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên ban hành lệnh cấm nhập cảnh với những người tới từ 8 quốc gia Châu Phi có nguy cơ cao nhiễm biến thể Omicron mới bao gồm Nam Phi, Botswana và Mozambique. Lệnh cấm sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/12 tới đây.

Trong khi đó, một số thành phố của Trung Quốc cũng đã thắt chặt những lệnh giới nghiêm hơn. Trung tâm Thượng Hải đã hạn chế các hoạt động du lịch và phong tỏa một số khu dân cư có tỷ lệ lây nhiễm cao.

Thành phố Từ Châu thì hạn chế các phương tiện giao thông công cộng cũng như đóng cửa một số lối vào đường cao tốc trong khi thủ đô Bắc Kinh đã tạm dừng một cuộc thi chạy marathon quy mô lớn được tổ chức hàng năm.

CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Australia cũng đã cấm các chuyến bay từ 9 quốc gia Nam Phi để ngăn chặn sự xâm nhập của biến thể Omicron mới.

Bộ trưởng Y tế nước này, Greg Hunt, cho biết những người không phải công dân Australia đã từng đến Nam Phi, Zimbabwe và một số quốc gia khác trong hai tuần qua cũng sẽ bị cấm xuất cảnh khỏi Australia. Công dân và cư dân đi du lịch ở các quốc gia bị cấm cũng sẽ phải cách ly trong vòng 14 ngày.

Đỗ An (Tổng hợp)