Bảo tàng Unimaru được đặt tại Khu phi quân sự Hàn Quốc hay còn được gọi là DMZ. Đây là dải đất phi quân sự dài khoảng 241 km chạy giữa Bắc và Nam Triều Tiên. Bảo tàng được thành lập vào năm 1953 sau cuộc Nội chiến Triều Tiên và được bảo vệ bằng dây thép gai, mìn và các rào chắn khác.

Mục đích chính của việc xây dựng bảo tàng đầu tiên ở khu vực DMZ là để 'cung cấp nền tảng vững chắc cho sự thống nhất hòa bình' thông qua nghệ thuật.

{keywords}
Bảo tàng Unimaru đặt tại Khu phi quân sự DMZ giữa hai miền Triều Tiên
{keywords}
Tác phẩm 'Xe voi' của nghệ sĩ người Mỹ gốc Hàn Nam June Paik được trưng bày trong triển lãm tại Unimaru 

Những công dân của cả hai miền đều được phép tới thăm quan bảo tàng này thông qua các tour du lịch có hướng dẫn viên. Thời gian gần đây, bảo tàng Unimaru là điểm đến thu hút rất nhiều du khách xa gần.

Tuy nhiên, vì bảo tàng được xây dựng bên trong ranh giới của Hàn Quốc nên đa phần các du khách hiện này đều là công dân của nước này.

Để tham quan miễn phí bảo tàng nghệ thuật Unimaru, du khách cần đặt trước và đăng ký giám sát bởi quân đội thông qua Bộ Thống nhất.

Sau khi đặt chỗ được xác nhận, khách tham quan sẽ được đưa đón bằng xe riêng của bảo tàng tại điểm chờ quy định sẵn, nằm ngay bên ngoài Đường Kiểm soát Dân sự, một vùng đệm gần DMZ.

Bảo tàng Unimaru đã tổ chức những buổi triển lãm đầu tiên vào mùa thu này. Với tiêu đề 'Nền tảng Hòa bình và Nghệ thuật tại DMZ năm 2021', nơi đây trưng bày tác phẩm của 32 nghệ sĩ của Hàn Quốc.

Đối với những cuộc triển lãm trong tương lai, Văn phòng Quá cảnh Liên Triều của Bộ Thống nhất hy vọng có thể gửi lời mời chính thức tới những nghệ sĩ Triều Tiên.

{keywords}
Vị trí của Bảo tàng Unimaru trên DMZ
{keywords}
Tác phẩm của Nghệ sĩ Lee Hyung Woo tham dự triển lãm

Tòa nhà Unimaru được xây dựng từ năm 2003 và được sử dụng như một văn phòng hải quan và kiểm tra tạm thời hay còn gọi là tòa nhà Văn phòng Quá cảnh Liên Triều. Tới năm 2007, văn phòng này đóng cửa và tòa nhà bị bỏ trống từ đây.

Đầu năm nay, tòa nhà Unimaru đã được kiến trúc sư của Mpart Architects, Hyun Jun Min, người từng thiết kế Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Quốc gia ở Seoul, cải tạo lại.

Trong phát biểu tại triển lãm 'Nền tảng nghệ thuật và hòa bình tại DMZ năm 2021', Giám đốc nghệ thuật của bảo tàng, Yeon Shim Chung nói rằng DMZ 'như một vết sẹo còn sót lại trên dải đất đã lưu giữ những ký ức tàn khốc của chiến tranh nhưng giờ đây nó đang được định nghĩa lại'. Tuy nhiên, việc nhập cảnh của công dân hai miền vào khu vực này vẫn bị hạn chế vì lý do an toàn bởi vô số bom mìn chưa được phát hiện trong vùng phi quân sự vẫn là những mối đe dọa thực sự.

Bà Yeon Shim Chung cũng nói thêm rằng triển lãm này là một nỗ lực 'xây dựng các khu vực hòa bình và sinh thái để mọi người có những hình dung khác về DMZ, nơi vẫn được coi là biểu tượng của sự chia rẽ và chiến tranh'. Bên cạnh đó, triển lãm cũng là cơ hội để 'tưởng nhớ về những ký ức đau buồn trong quá khứ'.

Triển lãm cũng được tổ chức tại Trạm Bảo vệ Paju, Ga Dorasan gần đó, Ga Jejin ở Goseong-gun và Viện Giáo dục Thống nhất Quốc gia.

Triển lãm này là hoạt động tiếp nối các chương trình của Dự án DMZ, một sáng kiến nghiên cứu bắt đầu từ năm 2011. Đây là nơi để các nghệ sĩ và học giả sáng tạo ra các dự án và triển lãm thu hút sự quan tâm của giới phê bình với khu vực này.

{keywords}
Khu vực An ninh chung từng là nơi gặp gỡ của hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên

Một điểm thu hút khách du lịch khác của DMZ là Khu vực an ninh chung, nơi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng gặp gỡ vào năm 2019. Tại đây, du khách của cả hai miền có thể chụp ảnh trên đường ranh giới quân sự, đặt một chân sang Bắc hoặc Nam Triều Tiên.

{keywords}
Những đường hầm bí mật để xâm nhập dưới lòng đất tại DMZ

Ngoài ra, từ phía Hàn Quốc, du khách còn có thể tham quan những đường hầm xâm nhập dưới DMZ. Được phát hiện vào những năm 1970, những đường hầm này được cho là cách để những đặc phái viên Triều Tiên 'xâm nhập' vào Hàn Quốc. Tuy nhiên, phía Triều Tiên chưa bao giờ thừa nhận về sự liên quan tới những hầm này.

Đỗ An (Theo Daily Mail)