Với những người mẹ người cha có con xa xứ, chỉ khi con về đến ngõ, Tết mới thực sự đến nhà.

Đường về quê bao xa?

Những dòng xe trên đường phố Sài Gòn tất bật hơn, ai cũng đang vội vã thu vén cho một cái Tết trọn vẹn. Ở thành phố gần 10 triệu người này, có gần một nửa số người hướng về ba ngày Xuân ở quê, nơi ấy có cha mẹ già, người thân, chòm xóm. Người ở quê cũng đếm ngược từng ngày để mong ngóng những đứa con về từ thành phố. Với rất nhiều người mẹ, tết chưa đến khi con chưa về.

Chia sẻ của Minh Hà: “Cũng như nhiều gia đình khác, cứ mỗi lần Tết đến, xuân về, Minh Hà lại đưa các con về nhà anh Hải ở Tiền Giang để đón Tết. Dù hai vợ chồng có mái ấm riêng ở Sài Gòn nhưng luôn cố gắng đưa các con về sum họp với nội vì một năm đâu có nhiều lần có cơ hội này. Nhìn má tươi cười, trông trẻ và khỏe ra khi chơi với các cháu, Hà cảm thấy hạnh phúc.”

Đường về quê bao xa? Xa- gần không còn được đếm bằng con số ki- lô- mét nữa. Anh Minh, một người con đã rời Nam Định vào Sài Gòn làm công nhân rồi kết hôn với một đồng nghiệp cùng quê. Năm nào cũng vậy, gần Tết, anh xin nghỉ phép, lặn lội ra ga Sài Gòn xếp hàng mua vé. Có những năm anh phải xếp hàng từ 4g sáng, đến 11g vẫn chưa mua được vé. Nhưng anh quen rồi, anh không ca thán chi cả, nhẫn nại xếp hàng. Có lần một người bạn đón anh ở cổng ga Sài Gòn kể, rủ anh đi uống cà phê, trưa trật mới thấy anh chạy ra mà tay cầm mấy tấm vé, khuôn mặt thì hí hửng “cười như Bờm được xôi”, rất thương.

Đường về quê của anh xa hơn rất nhiều so với con số địa lý hơn một ngàn cây số. Đường xa hơn bởi những thứ lo toan khác: quần áo mới tươm tất cho cả nhà, đồng quà tấm bánh cho mẹ già, người thân và cả những người họ hàng sống quanh nhà. Chỉ chừng ấy thôi nhưng tiền thưởng Tết công nhân của anh chị vẫn không đủ để chi, Tết về quê nghĩa là anh chị phải dè sẻn cả năm, dẫu biết “nhiều no ít đủ” nhưng phải chuẩn bị từ trước.

Anh kể: “Có người bảo anh, Tết mà dắt díu nhau về cực nhọc, tốn kém vậy, sao không ở lại Sài Gòn một năm cho khỏe?”, nhưng anh nghĩ khác, rằng “Rời mẹ để tha hương đã là thiếu sót lớn rồi, may còn dịp Tết để gặp lại mẹ. Mẹ đã 65 tuổi, cứ cho rằng mỗi năm gặp được mẹ 5 ngày Tết, thì đời mình còn được gặp mẹ bao lâu? Chỉ còn mấy chục ngày thôi. Anh cứ nghĩ vậy nên dù thế nào cũng phải sắp xếp về quê cho bằng được”.

{keywords}
Bao mùa xuân nữa ta còn được gặp cha mẹ già?

{keywords}
Cha già mong con về sum họp ngày Tết

Cuộc trùng phùng ngọt ngào trong Tết đoàn viên trọn vẹn

Ở thành phố này, có biết bao nhiêu câu chuyện như anh Minh? Có lẽ là nhiều lắm. Mỗi khi nghĩ đến chuyện của anh, lòng người ta như ấm lại vì sự cố gắng, tưởng như phải vượt lên chính mình vì tình cảm thiêng liêng. Những cuộc về quê để đón cái Tết đoàn viên đều chưa bao giờ nhàn nhã, mỗi người vất vả mỗi kiểu nhưng chính vì thế mà khiến cuộc trùng phùng ngọt ngào hơn, khiến cuộc sống này đáng yêu và đáng sống hơn.

Và để cứ mỗi năm đến gần Tết, những người mưu sinh nơi phương xa lại thấy mình thật may mắn, cũng như nhiều người khác đang may mắn, đó là có quê để về. Bởi họ lại nhớ về những buổi chiều cận Tết se lạnh, mẹ già ngồi ngóng họ từ xa về. Trong nhà đã chộn rộn bánh trái, hương đèn, ngoài sân bọn trẻ xúng xính áo mới. Mẹ dù có nhiều đứa con nhưng chỉ cần thiếu một đứa là chưa trọn vẹn.

Vì vậy, khi đứa con ấy tay xách nách mang từ xe đò xuống, bước chân về con ngõ quen thuộc là đã thấy mẹ cuống quýt ra đón, một tay đỡ đồ, một tay đón cháu. Chỉ khi con cháu về đến ngõ, Tết mới thực sự đã đến.

{keywords}
Gia đình Lý Hải, Minh Hà đưa con về Tiền Giang ăn Tết cùng bà nội

“Tết là về bên gia đình”, với ba mẹ, Tết chưa đến khi con chưa về. Tuy nhiên, hành trình sum họp đối với những người về quê vẫn còn khó khăn, vất vả - khiến niềm vui đoàn viên không được trọn vẹn. Thấu hiểu điều đó, nhân dịp Tết Bính Thân 2016, nhãn hàng OMO thực hiện chương trình “Xuân sum họp - Tết tròn yêu thương” giúp hành trình về quê đón tết của hàng triệu người Việt xa quê trở nên dễ dàng và thoải mái hơn với sự giúp sức của các em học sinh.

Hãy cùng OMO chia sẻ lời hứa “Tết là về bên gia đình” để mang tuổi xuân về bên ba mẹ và vui bước đường về nhà. Tham khảo tại: http://www.omotet.com/

Quang Anh