- Từ bà cô mặc bộ đồ xin thêm cả xấp túi nylon của siêu thị về đựng rác, đến chị nhân viên ngân hàng xyz chọn xoài chín mà vừa bới vừa quăng, đến anh trai nhìn như Song Seun-Heon mà nhất quyết chen hàng bằng được ở quầy cân rau quả…

Hôm qua đi siêu thị mua đồ ăn cho cả tuần, lại chứng kiến bao nhiêu là thứ muốn nói, nhưng lại chả dám nói, chẳng phải sợ bị nói lại là nhiều chuyện, mà là sợ bị oánh luôn ấy chứ.

Từ bà cô mặc bộ đồ xin thêm cả xấp túi nylon của siêu thị về đựng rác, đến chị nhân viên ngân hàng xyz chọn xoài chín mà vừa bới vừa quăng, đến anh trai nhìn như Song Seun-Heon mà nhất quyết chen hàng bằng được ở quầy cân rau quả, đến những ông bố bà mẹ vừa cắm mặt vào điện thoại vừa đẩy xe đẩy theo hình zigzag chẳng thèm quan tâm xem ông con trai bóp được bao nhiêu bịch khoai tây chiên trên giá cho kêu rắc rồi cười khoái chí, hay bóc ăn bao nhiêu cái kẹo rồi.

{keywords}

Thản nhiên bới bới quăng quăng rau quả, chọn đồ đông lạnh xong không thích lại quẳng luôn ở 1 góc khuất của kệ đồ khô là hình ảnh không hiếm gặp ở các siêu thị (ảnh minh họa)

Vài điều ước nho nhỏ liên quan đến chuyện đi siêu thị, từ một bà mẹ bỉm sữa 2 con nhưng lại có máu Lục Vân Tiên:

1. Ước gì mỗi người đều mang theo một/hai chiếc túi vải/vải nylon to đùng nhưng có thể gập gọn bằng lòng bàn tay, loại có thể dùng đi dùng lại hàng năm trời ấy, để đựng hết đồ đi chợ. Đừng dùng túi nylon của siêu thị, và đặc biệt là đừng xin thêm túi nylon về đựng rác. Túi rác hãy dùng túi nylon tự huỷ sinh học hoặc tận dụng những túi nylon phát sinh từ những món đồ không-thể-không-dùng túi nylon.

2. Ước gì các siêu thị có cơ chế như thế nào đó khuyến khích khách hàng mang theo túi đi chợ để hạn chế túi nylon (tặng điểm tích luỹ/giảm giá đơn hàng nếu mang theo túi, miễn phí túi đi chợ cho đơn hàng trên XXX tiền, túi đi chợ được đặt bán ở quầy thu ngân...) Thay vì đổ tiền vào PR cho các chiến dịch CSR chả biết sẽ đi đến đâu thì hãy PR cho những nỗ lực bảo vệ môi trường thiết thực như thế này.

3. Ước gì người mua sẽ đối xử với thực phẩm một cách có trách nhiệm hơn, đặc biệt là ở các quầy rau quả, thịt cá tự chọn. Đừng bới bới quăng quăng rau quả, đừng chọn đồ đông lạnh xong không thích lại quẳng luôn ở 1 góc khuất của kệ đồ khô.

4. Ước gì siêu thị có thể niêm yết công khai ngày lên kệ với các sản phẩm hoa quả đặc biệt là hoa quả nhập khẩu (và mong họ trung thực với thông tin đó). Rau với thịt còn có ngày đóng gói, chứ chọn mua táo Mỹ với lê Nam Phi quả nào cũng tươi rói nhưng chả biết được bày ở đó từ bao giờ.

5. Ước gì người mua dù ít đến mức chỉ 1 gói khăn giấy nhưng vì là xếp hàng sau, nên vẫn nên hỏi/nhờ và được đồng ý của người xếp trước thì mới chen lên trước. Đừng mặc định, đừng cười xoà, ai cũng muốn nhanh, ai cũng có lí do để vội.

{keywords}

MC Minh Trang

6. Ước gì cửa vào siêu thị nào cũng đặt 1 hộp giấy ướt để người mua có thể lau cái tay cầm của xe đẩy hàng, lau cái giá nhựa và các phần em bé ngồi trên xe đẩy hàng; có giấy khô/giấy ướt, chỗ rửa tay thuận tiện để khách hàng rửa sạch tay sau khi lựa chọn thịt cá rau củ quả.

7. Ước gì mọi người đừng 1 tay bấm điện thoại 1 tay đẩy xe hàng cùng lúc. Cái xe ấy vừa nặng và to, quán tính lại lớn hơn khi nó càng nặng, va vào ai cũng rất đau, đặc biệt là bị bánh xe nghiến vào chân. Nếu quá bận rộn, hãy đi chợ lúc nào rảnh hơn! Còn nếu đang đi chợ qua điện thoai hộ ai đó, hãy để xe đẩy ở từng đầu dãy, chọn chỗ rộng thoáng và tiếp tục di chuyển thật nhanh vào từng dãy rồi chọn đồ.

8. Hãy để mắt tới con cháu của mình. "Trẻ con hiếu động lắm" hoặc "cháu còn bé chưa biết gì đâu" không phải là lí do. Các em còn bé nhưng đã biết bóp bịch khoai tây chiên, bóc kẹo, mở lọ/chai, xé hộp đồ chơi, giật mác quần áo, cắm ống hút vào hộp sữa rồi mút chùn chụt... Những "nghịch ngợm" ấy gây hậu quả kinh tế trực tiếp cho siêu thị và những người mua hàng khác. Và nguyên nhân chẳng có gì ngoài việc người lớn không để ý và chỉ bảo rõ ràng.

MC Nguyễn Minh Trang (TrangMoon)