Mặc dù ở một mình và chịu các mức chi phí đắt đỏ; nếu lên kế hoạch chi tiêu từ đầu tháng, bạn vẫn có thể tiết kiệm được 1 khoản tiền khá lớn mỗi tháng.

Thời gian vừa qua, giá cả các mặt hàng liên tục tăng cao khiến không ít người có mức thu nhập vừa phải hoặc mức thu nhập trung bình luôn đau đầu tìm cách thắt chặt chi tiêu, “thắt lưng buộc bụng” để vừa trang trải được các khoản sinh hoạt phí hàng ngày, vừa có thể tiết kiệm được tiền. Đặc biệt, đối với những người đang phải đi thuê trọ.

Tuy nhiên, làm được điều này không phải dễ nếu không có sự tính toán hợp lý. Dưới đây là một vài cách chi tiêu đơn giản, tiết kiệm cho người có mức thu nhập 8 triệu đồng/tháng nhưng hàng tháng vẫn tiết kiệm được khoảng 3 triệu đồng.

1. Chi tiêu tiết kiệm từ khoản sinh hoạt phí hàng ngày:

- Tiền thuê nhà: 1,5 triệu đồng/tháng (nếu bạn xác định ở 1 mình thì nên tìm phòng trọ nhỏ, ở cách xa trung tâm 1 chút, chỉ cần thuận tiện giao thông, gần chợ, an ninh đảm bảo. Nếu ở được từ 2 người trở nên, bạn có thể tìm phòng trọ gần các khu trung tâm, thuận tiện cho tất cả mọi việc. Giá cả các khoản sinh hoạt phí khác như ăn, tiền thuê trọ, tiền điện nước,… có thể tiết kiệm được rất nhiều).

{keywords}
Bạn nên hạch toán chi tiêu từ đầu tháng để điều chỉnh các khoản tiền sinh hoạt phí phù hợp.

- Tiền điện, nước = 200.000 đồng (do ở ngoài thuê trọ, giá điện nước sẽ rất cao nên bạn phải dùng hết sức tiết kiệm. Nếu thuê được nhà trọ tính giá điện, nước theo hộ gia đình, bạn sẽ thoải mái hơn trong việc dùng điện, nước).

- Tiền internet: 70.000 đồng/tháng (Thay vì sử dụng 1 mình chịu chi phí cao, bạn có thể nối chung mạng cùng 2, 3 hộ khác trong khu trọ).

- Tiền ăn: 1,8 triệu đồng (với mức tiền ăn như vậy, bạn có thể chịu khó dậy sớm đi chợ đầu mối vừa chọn được các thực phẩm tươi ngon, vừa được mua với mức giá rẻ. Khoản tiền này đã bao gồm tiền hoa quả.

+ Ăn sáng: 10.000 đồng/bữa x 30 ngày = 300.000 đồng.

+ Ăn trưa + ăn tối: 50.000 đồng x 30 ngày = 1,5 triệu đồng.

- Tiền ga, gao, muối, mỳ chính và các loại đồ khô, thực phẩm khác,… = 300.000 đồng.

- Tiền xăng xe đi lại = 200.000 đồng (mặc dù giá xăng hiện nay rẻ hơn rất nhiều so với thời gian trước, tuy nhiên, để chi tiêu hợp lý, bạn nên tìm khu trọ gần nơi làm việc để tiện đi lại và tiết kiệm tiền xăng).

- Tiền quần áo, đám cưới, sinh nhật, đám ma,… = 500.000 đồng (không phải tháng nào bạn cũng phải chi tiền vào các khoản trên, vì vậy, những tháng không dùng hết tiền bạn có thể cộng dồn vào tháng sau để không phải bù chi hàng tháng).

- Tiền xà phòng, dầu gội, sữa tắm = 100.000 đồng (bạn nên mua xà phòng túi lớn, dầu gội và sữa tắm loại to để tiết kiệm và được mua với mức giá ưu đãi).

- Các khoản chi tiêu khác nếu có phát sinh = 200.000 đồng.

--> Tổng chi phí: 4.870.000 đồng.

--> Số dư còn lại: 3.130.000 đồng.

2. Lên kế hoạch các khoản chi tiêu hàng tháng:

- Để không lạm chi, bạn nên có một cuốn sổ nhỏ để hạch toán các khoản chi tiêu lớn trong tháng. Với mỗi khoản chi, bạn nên đưa ra hạn định rõ ràng để không phải bù chi. Nếu tháng nào chi vượt quá số tiền cho phép, tháng sau bạn nên điều chỉnh, tiết kiệm chi tiêu để bù vào tháng trước.

- Cần hạn chế hoặc nói “không” với các khoản tiệc, nhậu,… hạn chế việc đi ăn ở ngoài để tiết kiệm chi tiêu.

- Khi mua sắm đồ, bạn nên cân nhắc rõ ràng xem sản phẩm đó có thực sự cần thiết, giá trị sử dụng có thường xuyên hay không. Tránh lãng phí tiền vào những sản phẩm mà chỉ sử dụng vài lần.

- Tìm kiếm, “săn” các sản phẩm khuyến mãi để có thể mua các mặt hàng với mức giá ưu đãi nhất.

- Bạn nên có danh sách của một vài cửa hàng hoặc đại lý thân quen để được mua hàng với mức giá rẻ hoặc được nhận các chính sách ưu đãi cho khách hàng thân thiết.

- Nếu trong năm, bạn có nhu cầu đi du lịch nên tìm hiểu thông tin các chuyến bay giảm giá để mua. Đặc biệt, tránh đi du lịch vào mùa cao điểm để không phải chịu các mức chi phí đắt đỏ.

- Đối với các sản phầm đồ gia dụng hoặc đồ dùng thiết yếu, ngoài việc tìm hiểu thông tin giảm giá, bạn có thể rủ bạn bè mua cùng loại sản phẩm để được mua với mức giá rẻ.

(Theo Emdep.vn)