- Cái tên bánh tẻ tự nó đã giới thiệu phần nào thân thế của nó. Ừ thì là tớ từ bột gạo tẻ mà thành! Đám “trẻ trâu” thành phố hôm nay được đi trải nghiệm cuộc sống ở ngôi làng cổ xưa, thích chí rủ nhau sà vào sân một gia đình chuyên nghề bánh. Xem nào!

{keywords}

Vừa vào sân đã thấy bác chủ nhà gói xong một mẹt bánh mới. Bánh tẻ Kẻ Mía (tên Nôm của vùng Đường Lâm, Sơn Tây) hình dáng dễ thương: thon nhỏ, dài mình. Ai từng ăn thì biết, rất tiện, vừa tay mà không dễ bị nát, nhân thịt nạc thái chỉ, mộc nhĩ thái chỉ, tao nhã mà cân bằng, đủ chất.

Bác bảo, gạo tẻ để làm bánh thường phải ngâm hai ba ngày cho có vị chua rồi thay nước mới đưa vào cối xay bột nước. Bột nước xay xong thì nấu lên nhưng đừng để chín hẳn, nhớ chăm củi lửa cho đều song chớ rời tay quấy cho tới khi thấy nằng nặng tay. Lúc này, bột quánh deo dẻo, quyện vào nhau mượt mà, mềm mại mà không dính dấp!

{keywords}

{keywords} 

Bánh tẻ ở đây được gói bằng lá dong tươi để tạo mùi thơm đặc trưng, múc bột đã nấu gần chín phết đều dọc theo sống lá rồi rải nhân mộc nhĩ - thịt nạc lên trên. Khéo léo khép hai bên lá dong vào nếp, ôm ấp phần nhân, gập lại rồi gói thêm 2 lượt lá chuối khô bên ngoài, dùng dây nai nịt quanh thân để định hình và bảo vệ bánh. Xong đâu đó thì - a lê hấp - cho vào nồi và... hấp!

Bánh tẻ chín đượm hương thơm của lá dong, lá chuối khô, hương vị thanh tao, lành lẽ của gạo tẻ ríu rít ít nhân nâu nâu của thịt bùi bùi, mộc nhĩ giòn giòn, hợp với hết thảy mọi người, từ già đến trẻ. Cơm tẻ là mẹ ruột thì bánh tẻ cũng là mẹ ruột - mời bạn cùng nếm thử!

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords} 

An Na