Bánh trôi, bánh chay và bánh nhót là món bánh không thể thiếu ở mỗi gia đình trong dịp Tết Hàn thực.

Bánh trôi và bánh chay là những loại bánh không thể trong ngày Tết Hàn thực (mùng 3/3 âm lịch hàng năm) của người Việt Nam. Trong ngày này, người người, nhà nhà đều có ít nhất một đĩa bánh trôi, một bát bánh chay để lễ Phật, lễ gia tiên. Nếu nhà nào quá bận rộn không thể tự làm thì các bà các chị cũng phải kén nơi đặt bánh thật ngon để đặt bánh cúng mới hài lòng.

{keywords}

Hai món bánh này thực ra đều rất dễ làm, chỉ gồm bột, chút đường phên hay nhân đậu mà thành. Tuy nhiên để có được viên bánh ngon cũng không hề dễ mà người làm bánh cũng phải lựa chọn nguyên liệu rất cầu kỳ. Gạo làm bánh trôi, bánh chay phải kén được nếp cái hoa vàng và pha theo tỷ lệ cứ 8 phần hoặc 9 phần nếp với 1 đến non 2 phần gạo tẻ.

{keywords}

Ảnh: internet

Đường để làm nhân bánh trôi ngon nhất là đường phên Dương Liễu, Cát Quê với những miếng đường đỏ thắm, rắn đanh và giòn, hương thơm mát. Miếng đường ấy xắt nhỏ vừa phải để không ngọt quá đồng thời khi luộc bánh đường tan vừa đủ. Có như thế khi cắn miếng bánh mới thấy lớp đường ngọt lịm tứa ra, hòa cùng bột thơm mềm, chưa đến môi đã trôi xuống họng.

{keywords}

Ảnh: internet

Cũng cùng bột để làm bánh trôi ấy nhưng thay bằng nhân đậu xanh nấu chín trộn với đường, dừa sợi và làm viên bánh to hơn là có ngay viên bánh chay. Bánh chay được đựng vào bát, nếu viên to thường có 2 viên, nếu viên nhỏ là 3 viên, tuy nhiên để hoàn tất bát bánh chay, người ta còn cần thêm một công đoạn nữa là quấy chút bột đao với bột sắn dây hoa bưởi, đường để chan vào bát bánh.

{keywords}

Bánh trôi, bánh chay muốn ngon còn phải canh lửa thật kĩ, để bánh vừa nổi là phải vớt ra ngay, trụng qua nước sôi để nguội rồi mới vớt ra đĩa để khỏi bị nhão bánh. Lắm công đoạn như thế nhưng nếu thiếu chút vừng rắc lên trên bánh, thì món ăn vẫn chưa đạt chuẩn. Mà vừng không được rắc lưa thưa vừa phải để tô điểm đồng thời tăng vị bùi, béo cho bánh, chứ tham rắc dày là hỏng ngay.

{keywords}

Những viên bánh trăng sứ, mềm dẻo được rắc thêm chút vừng rang thơm.

{keywords}

Ảnh: alobacsi

Bên cạnh hai món loại bánh trôi, bánh chay phổ biển, một số tỉnh thành miền Bắc còn làm bánh quả nhót cho dịp Hàn thực. Đúng như cái tên, viên bánh được nặn hình như quả nhót rồi luộc lên như bánh trôi. Bánh nhót không có nhân nên tại một vài nơi sau khi luộc chín, bánh sẽ được xào qua với mật hoặc dính thêm vài hạt lạc bên ngoài bánh. Bánh quả nhót lạ miệng, dai dai, ngọt mát lại thơm thơm mùi vừng vô cùng hấp dẫn.

{keywords}

Bánh nhót không có nhân, được nặn hình quả nhót.

{keywords}

Bánh nhót được xào qua mật.

Ngày này, bên cạnh bánh trôi trắng truyền thống, trong ngày Tết Hàn thực, người ta còn thêm màu để đĩa bánh thêm màu sắc, thêm mắt. Đó có thể là màu đỏ của gấc, màu xanh của lá dứa, màu tím của khoai môn hay màu của bánh trôi. Bánh chay thay vì đậu xanh thì có thể là bánh chay bí đỏ, bánh chay nhân đậu đỏ… Tuy nhiên phổ biến và được ưa chuộng nhất vẫn là đĩa bánh trôi trắng từ bột nếp mềm, dẻo, thơm thảo, từ bao đời nay.

(Theo Trí thức trẻ)