{keywords}
Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện đang công tác tại Bệnh viện Hoàng Gia Worcester, Anh Quốc.

Theo bác sĩ, đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, dù đã bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi nhưng mẹ chỉ cần chế biến và giữ nguyên hương vị tự nhiên của các nguyên liệu. Phụ huynh không cần thêm các loại gia vị và có thể thêm dầu ăn vào bữa ăn cho trẻ.

Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên đã dần hoàn chỉnh hệ tiêu hóa và vị giác. Ở giai đoạn này, phụ huynh có thể nêm gia vị vào món ăn cho trẻ. Tuy nhiên, BS. Anh Nguyễn lưu ý rằng khẩu vị của trẻ sẽ nhạt hơn người trưởng thành rất nhiều.

Bên cạnh đó, nhiều bà mẹ còn băn khoăn khi sử dụng bột ngọt trong chế biến món ăn cũng như nêm nếm vào bữa ăn hằng ngày của trẻ.

{keywords}
Bột ngọt có thành phần chính là glutamate - một trong hơn 20 loại axit amin tồn tại phổ biến trong cơ thể người và các loại động, thực vật.

Giải thích về bột ngọt, BS.Anh Nguyễn cho biết, bột ngọt có tên khoa học là monosodium glutamate (MSG), trong đó glutamate là một trong hơn 20 loại axit amin tồn tại phổ biến trong cơ thể người và các loại động, thực vật. Khả năng của glutamate là tạo ra một vị đặc trưng là umami. Có thể hiểu vị umami là vị chất đạm hay vị ngọt thịt, hải sản, vị ngọt của rau củ quả.

Khả năng tạo vị umami được khám phá bởi GS. Kikunae Ikeda cách đây hơn 100 năm. Hầu hết thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày đều chứa glutamate: các loại thịt (10 - 20mg/100g thực phẩm), sò điệp (140mg/100g thực phẩm) hay cà chua (250mg/100g thực phẩm).

Bên cạnh đó, bác sĩ cho biết, sữa mẹ dồi dào glutamate với 2700mg/100ml sữa mẹ. Có nghĩa là trẻ đã cảm nhận được vị umami ngay từ những giây phút đầu tiên của cuộc đời.

{keywords}

Glutamate dồi dào trong sữa mẹ - 2700mg/100ml sữa mẹ. 

BS. Anh Nguyễn khẳng định, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng bột ngọt không liên quan đến những triệu chứng khó chịu như khát nước hay dị ứng… Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng bột ngọt gây ra các vấn đề sức khỏe khi sử dụng dưới dạng gia vị thông thường.

Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm (CODEX) cũng không xếp bột ngọt vào danh sách những thực phẩm gây dị ứng (như đậu phộng, ngũ cốc có chứa gluten…). Bên cạnh đó, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) và Hội đồng Thông tin Thực phẩm Châu Âu (EUFIC) cũng khẳng định bột ngọt an toàn như các loại gia vị khác khi sử dụng cho mọi lứa tuổi, bao gồm phụ nữ mang thai, cho con bú, kể cả trẻ em.

BS. Anh Nguyễn cũng nhấn mạnh, bột ngọt chỉ là một loại gia vị, nên sử dụng kết hợp với nhiều loại thực phẩm để tăng vị ngon cho món ăn. Nhìn chung, khi sử dụng thực phẩm hay những loại gia vị quen thuộc như đường và muối, liều lượng sử dụng vừa phải, hợp lý đều đóng vai trò quan trọng.

Minh Tuấn