{keywords}
Ngay bãi rác lớn ở ấp 1A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM là xóm ngụ cư hình thành từ năm 1999 đến nay. Nhìn từ ngoài vào, gạch đá, bao ni lông, lọ chai nhựa, quần áo cũ, các chất thải… vứt vương vãi khắp nơi.

{keywords}

Gần 100 căn phòng trọ xập xệ, rộng từ 9 - 16 m2, tường và mái dựng tạm bằng tôn cũ trông lôi thôi, tồi tàn. Dù thế, hầu hết những người thuê trọ đã sống ở đây suốt 20 năm qua. Nhiều gia đình bị chủ đuổi đi nơi khác nhưng sau một thời gian lại quay lại thuê phòng.

{keywords}

Căn phòng trọ của vợ chồng anh Dũng, 40 tuổi rộng 10 m2, giá thuê 1 triệu đồng/tháng chưa kể tiền điện nước. Anh cho biết, đã ở đây hơn 10 năm. Những ngày mưa và thủy triều dâng cao, nước đen ngòm dưới ao bên cạnh dâng lên, kèm theo rác, chất thải…tràn vào nhà, mùi hôi khó chịu. Nước rút, các chất bẩn đọng lại, ruồi muỗi bay khắp nhà. Để cải thiện, anh Dũng phải treo đồ lên cao, chắn cửa ra vào. Chỗ ngủ thì dùng gạch và thân cây kê lên.

 

{keywords}
Trời nắng nóng, mùi hôi từ rác thải phát ra làm không khí bức bối. Ở trong không khí ô nhiễm như vậy nhưng vợ chồng anh Dũng không muốn trả phòng.

 

{keywords}
Anh Dũng đi làm thợ hồ, vợ đi bán vé số nên anh cho rằng, ở chỗ này là hợp lý. ‘Vợ chồng tôi làm bữa nào ăn bữa đó, ở đây là hợp lý rồi’, anh Dũng nói.
{keywords}
Ông Hoàng Kim Dũng, 51 tuổi, quê Long An sống ở đây từ khi xóm mới hình thành đến nay. Ông làm thợ hồ, vợ ở nhà nội trợ. Trước đây, gia đình ông có 7 người ở trong căn phòng trên cao, tường xây bằng gạch nên ít khi bị ngập.
{keywords}
Mấy năm nay, ba người con lớn đã có gia đình riêng, một mình ông nuôi vợ và hai con nhỏ nên kinh tế khó khăn, ăn bữa nay lo bữa mai.
{keywords}
  Để tiết kiệm chi phí, ông xin chủ trọ ra bãi đất trống ở cuối dãy trọ, tận dụng tôn cũ và thân cây chặt ở khu rừng bên cạnh dựng căn phòng rộng 12 m2 làm chỗ ở. Bên cạnh là đầm nước đen ngòm, rác thải vứt vương vãi.
{keywords}
Hàng tháng, vợ chồng ông phải trả cho chủ 1,1 triệu đồng tiền thuê.
{keywords}

‘Tiền ít hơn, nhưng cứ mưa một tý là ngập. Đêm, muỗi nhiều như ong’, ông Dũng nói và cho biết, muốn dọn đi nơi khác ở, nhưng kinh tế không có, đành phải chịu. Ông Nguyễn Văn Khá, Tổ Trưởng tổ Dân số 58 (ấp 1A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, khu đất nơi xóm trọ ông Dũng ở đang trong giai đoạn giải tỏa đền bù, vì thế, chủ không được phép xây mới hoặc cải tạo.

{keywords}
Bãi rác lớn ngay giữa xóm là do người ở vứt, không chịu dọn dẹp, nhiều lần chính quyền đến nhắc nhở nhưng không thực hiện. Theo ông Khá, những người thuê trọ trong xóm đa số là người nghèo, làm nghề nhặt ve chai, phụ hồ, bán vé số… Công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh, cuộc sống khó khăn nhưng họ không chịu khó làm ăn.

 

{keywords}
‘Họ thường xuyên tụ tập uống rượu, sử dụng chất cấm, đánh nhau, gây rối. Chính quyền nhiều lần xuống lập biên bản nhắc nhở, những vụ vi phạm hình sự thì khởi tố nhưng họ vẫn tiếp tục tái phạm. Những người ở hay quậy phá, chủ trọ đến nhắc nhở, đuổi đi nhưng được thời gian họ quay lại xin ở. Có một vài trường hợp, ở quậy quá, chủ phải cho tiền để họ dọn đi, nhưng cứ đi rồi quay lại xin ở. Thấy người ta nghèo, dắt díu nhau đến xin ở, chủ nhà thấy thương lại cho ở. Cứ như thế, suốt gần hai 20 năm qua, xóm này rất phức tạp’, ông tổ trưởng dân phố nói.
{keywords}

Ông Khá cũng cho biết, xóm trọ này rất nhiều tệ nạn: trộm cắp, mại dâm, sử dụng ma túy, đá gà... Có trường hợp, sinh con ra không làm được giấy khai sinh đã bỏ ở bệnh viện hoặc mang con đi cho. 'Họ đã không có kinh tế, chỗ ở không ổn định còn sinh nhiều con. Thành ra, các bé còn nhỏ nhưng chẳng được đi học, phải đi nhặt ve chai, bán vé số, ở nhà trông em... Chính quyền nhiều lần xuống nhắc nhở, truyên truyền nhưng không ăn thua', ông tổ trưởng dân phố 58 nói.

{keywords}

 Ông Khá cho biết, cây cảnh để ngoài, nuôi con gà để bên ngoài cũng mất. Người lấy trộm trong xóm trọ luôn, nhưng mấy người trong xóm không dám báo chính quyền, vì sợ bị trả thù. Hiện chính quyền địa phương đang hỗ trợ làm giấy khai sinh để các bé có thể đi học. Với những người lớn tuổi, hoàn cảnh khó khăn thì được phường hỗ trợ 380 ngàn đồng/tháng. ‘Nhìn thấy họ nghèo thì thương, nhưng họ ở phức tạp quá. Chính quyền nhiều lần xuống nhắc nhở vấn đề vệ sinh, giữ trật tự, khuyên họ nên lo làm ăn nhưng không ăn thua’, Ông Khá nói. 

 


Xóm ngụ cư Sài Gòn: 'Con muốn đi học để được ăn cơm với cá'

Xóm ngụ cư Sài Gòn: 'Con muốn đi học để được ăn cơm với cá'

Ba đi tù, mẹ bỏ đi nên anh chị của Bắp phải chuyển đến sống cùng ông bà nội. Bắp sống cùng bà cố ngoại, hiện 79 tuổi, mưu sinh bằng nghề bán vé số.

Tú Anh - Hoàng Tuân