Hiện căn nhà rộng hơn 2 m2 sàn bằng gỗ, tường và mái bằng tôn, xung quanh là cát, xi măng, sắt thép, gạch ngổn ngang của vợ chồng anh Sơn Dương, 37 tuổi, quê Trà Vinh đang ở trong con hẻm đường Gò Cát, phường Phú Hữu, Quận 9, TP.HCM.

Bên ngoài căn nhà được bao quanh bằng tôn, có cổng khóa lại. Trước đó, căn nhà của anh chị ở huyện Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, khi lại ở quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Tân.... Cứ công trình ở đâu thì anh chị lại dời nhà đến đó.

Nói là nhà cho sang, thực ra, nó chỉ là căn chòi anh Dương đóng sẵn để công trình xong lại dời đến chỗ mới. Anh Dương cho biết, đến nay, hai vợ chồng đã có hơn 14 năm ở Sài Gòn và 56 lần dời nhà. Vậy là, trung bình, ba bốn tháng anh chị lại làm quen với nơi mới một lần, tùy vào thời tiết, diện tích căn nhà chủ thầu nhận lớn hay nhỏ. 

‘Công trình này chắc cũng hơn tháng nữa là hoàn thành. Không biết giáp Tết, chủ thầu có nhận nhà nữa không’, anh Dương lo lắng đến việc giáp Tết hai vợ chồng thất nghiệp, không có tiền mua sắm cho ngày Tết.

{keywords}
Xung quanh căn nhà dựng tạm của vợ chồng anh Dương là sắt thép, xà gồ, xi măng...

Năm 2005, anh Dương nên duyên vợ chồng với chị Lý Thị Giúp, 32 tuổi. Ở quê, ruộng ít, công việc bữa có bữa không, hai vợ chồng gửi hai con, bé lớn 13 tuổi, bé nhỏ 3 tuổi cho mẹ vợ nuôi rồi lên Sài Gòn làm công nhân xây dựng.

Được chủ thầu đồng ý, anh chị dùng ván, cây khô chống đỡ, bạt cũ dựng lán bên cạnh công trình ở, trông vật liệu giúp chủ thầu, một phần cho đỡ tốn tiền thuê trọ. Điện, nước đã có sẵn ở công trình, anh chị chỉ mất tiền ăn, nước uống.

Sáng chị dậy sớm, đi chợ mua đồ ăn rồi về nấu cơm cho cả ngày. 7 giờ sáng, các công nhân khác đến làm, hai vợ chồng cũng xong việc cá nhân, ăn bữa sáng.

{keywords}
Thu nhập từ việc thợ hồ của anh Dương, phụ hồ của chị Giúp mỗi ngày giúp họ trang trải cuộc sống.

Chiều, tan giờ làm, chị quét dọn cho sạch. Còn anh đi nhặt đinh rơi, sắp xếp gạch đá, sắt thép lại cho gọn.

Nhà tắm được che tạm bằng chiếc bạt cũ, vì thế, khi không có ai, chồng đứng canh cho vợ tắm, rồi ngược lại.

{keywords}
Nhà vệ sinh được dựng tạm bằng tấm bạt cũ, trần bỏ trống.

‘Ở ngoài trời như thế này, tôi lo nhất là lúc ngủ. Vợ chồng tôi may mắn chưa gặp cướp, người nghiện và được chủ đăng ký tạm trú cho. Nhiều người ở như thế này hay bị mất đồ và tiền lắm. Có người còn gặp người nghiện, họ đến nằm ngủ cạnh lán luôn. Sáng tỉnh dậy thì mất hết tiền làm cả tuần vừa được chủ trả công', người đàn ông sinh năm 1982 kể.

{keywords}
Anh Dương dùng gạch và tám ván cũ làm bếp nấu. Dù sống nay đây mai đó nhưng anh chị ngày nào cũng tự đi chợ chọn thực phẩm về nấu ăn để tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng.
{keywords}
Đây là căn buồng hạnh phúc của vợ chồng chị Giúp. Ban ngày, chị dùng bạt che lại để không dính bụi từ xi măng, gạch đá. Ban đêm, chị trải chiếu xuống làm chỗ ngủ. Căn phòng được dựng tạm nên cứ mưa là bị nước tạt vào, rồi muỗi, rắn ghé thăm thường xuyên. 
{keywords}
Anh Dương cho biết, xa con trong thời gian dài, hai vợ chồng nhớ nhưng đành chịu. 'Tôi với vợ chỉ biết bù cho con bằng cách gắng làm việc, không cho phép mình ốm đế lo cho con ăn học. Khi một công trình xong, hai vợ chồng được nghỉ 2-3 ngày thì chạy xe máy về thăm con', ông bố hai con nói.
{keywords}

Vợ chồng anh Dương nghỉ một lúc sau ngày làm việc ngoài nắng nóng. Anh cũng cho biết, cuộc sống ngoài trời không an toàn nhưng hai vợ chồng chấp nhận, vì ở quê không có việc làm.

{keywords}
Chị Giúp đang cùng công nhân khác cắt sắt giữa trưa nắng.
Gia đình Sài Gòn nuôi gà trên 10 ngôi mộ người thân trước cửa nhà

Gia đình Sài Gòn nuôi gà trên 10 ngôi mộ người thân trước cửa nhà

 Đàn gà của cha con ông Sỹ (TP.HCM) vô tư đi lại, mổ thức ăn trên 10 ngôi mộ xây tạm bằng gạch, che bằng tấm lưới xanh.  

Tú Anh