"Mỗi một nghệ sĩ đều coi thú là bạn diễn chứ không phải công cụ. Muốn các bạn diễn hợp tác được với mình, các nghệ sĩ có khi phải dành thời gian để “ăn, ngủ” cùng. Gắn bó như vậy tất nhiên chúng tôi không thể làm chúng bị tổn thương", ông Tống Toàn Thắng cho biết.

Liên đoàn Xiệc Việt Nam ủng hộ quan điểm của tổ chức AFA

Mới đây, Liên minh châu Á vì động vật (Asia For Animals Coalition -  AFA) đã có thư gửi đến Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện bày tỏ lo ngại về tình trạng lạm dụng động vật trong hoạt động biểu diễn xiếc phục vụ mục đích giải trí trên khắp Việt Nam.

Theo báo cáo này, AFA cho biết, có 19 loài động vật đang được sử dụng tại các rạp xiếc có những loài được xếp vào mức độ nguy cấp theo pháp luật Việt Nam. Tổ chức AFA cũng đưa ra các hình ảnh động vật bị cho là nuôi nhốt trái phép tại nhiều cơ sở xiếc, trong đó có Liên đoàn Xiếc Việt Nam do họ tự thu thập được.

Những hình ảnh này cho thấy điều kiện sống của các con vật vô cùng sơ sài, chế độ huấn luyện khắc nghiệt, có hành vi ngược đãi. Các con vật bị khống bằng sự sợ hãi, đe dọa để ép buộc thực hiện các hành vi phi tự nhiên.

Trước sự việc này, ông Tống Toàn Thắng - Phó giám đốc Liên đoàn xiếc Việt Nam cho biết: “Trước hết, Liên đoàn xiếc hoàn toàn ủng hộ quan điểm bảo vệ động vật hoang dã của tổ chức AFA. Lời kêu gọi của AFA là xu hướng tích cực để bảo tồn động vật hoang dã được tốt hơn”.

{keywords}
Ông Tống Toàn Thắng - Phó giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam. Ảnh: Thục Ninh.

Ông Thắng chia sẻ, đầu năm 2018, ngài David Neale - đại diện phía tổ chức AFA đã từng đến gặp gỡ, trao đổi với Liên đoàn Xiếc về việc bảo vệ động vật hoang dã.

“Tôi có đưa ngài David Neale đi thăm quan khu vực chuồng trại và điều kiện sinh hoạt của trại nuôi thú thuộc Liên đoàn Xiếc Việt Nam. Ông ấy cũng khẳng định không nhiều nơi có thể đầu tư điều kiện tốt như vậy”, ông Thắng nói.

Tuy nhiên, trong báo cáo gần đây của họ gửi tới Bộ VHTT-DL có một số cáo buộc Liên đoàn Xiếc Việt Nam lạm dụng, bạo hành động vật hoang dã khi tập luyện. Điều này khiến ông Thắng cùng lãnh đạo Liên đoàn không khỏi bất ngờ. Ông cho rằng điều đó không đúng.

Phó giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam khẳng định tại Liên đoàn, các con thú đang được sử dụng đều hưởng chế độ tốt nhất về cơ sở hạ tầng, ăn uống, sức khoẻ...

Chúng có chế độ chăm sóc theo quy định của Nhà nước, đảm bảo các quyền mà con thú được chăm sóc để khi lên sân khấu đều có thể trạng tốt nhất. Bên cạnh đó, các con thú Liên đoàn mua về đều có nguồn gốc xuất xứ, qua sự kiểm duyệt của Cục kiểm lâm và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ông Thắng nhấn mạnh: “Như tôi đã nói, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc bảo vệ động vật hoang dã, bỏ xiếc thú. Vì đây cũng là xu thế chung của thế giới. Trong các báo cáo của AFA cũng chỉ đề cập bỏ xiếc thú liên quan đến động vật hoang dã. Hoàn toàn không đề cập sẽ bỏ xiếc thú từ vật nuôi.

Đến một thời điểm nào đó, đơn vị sẽ thực hiện đúng như khuyến cáo của AFA.  Tuy nhiên, để bỏ diễn xiếc thú hoang dã ngay và thay bằng vật nuôi cần phải có một lộ trình, không thể làm trong một sớm, một chiều được. Điều này cũng được chúng tôi triển khai từ cách đây 2 năm chứ không phải đợi đến khi phía AFA lên tiếng mới làm”.

Ông Thắng dẫn chứng cụ thể: “Hiện Liên đoàn còn rất ít thú hoang dã, gồm: 1 voi, 6 gấu và mấy đàn khỉ.

Các con vật này khi biểu diễn đến một độ tuổi nhất định, sẽ được “nghỉ hưu”, đưa về các khu sinh thái, tạo điều kiện môi trường sống tốt nhất cho chúng. Như trường hợp con voi đã được chúng tôi cho nghỉ mới đây.

Chúng tôi cũng đã đưa nhiều vật nuôi như mèo, lợn, dê, gà vào thuần hoá và biểu diễn để thay thế động vật hoang dã”.

{keywords}
Nghệ sĩ Tống Toàn Thắng biểu diễn cùng một chú voi. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Bên cạnh đó, Phó giám đốc Liên đoàn Xiếc cho rằng văn hóa xem xiếc thú là do lịch sử để lại, nó đã gắn bó với nhiều thế hệ.

Hơn 60 năm qua, xiếc thú là biểu tượng không thể thiếu của Liên đoàn xiếc Việt Nam. Bất cứ ai đến rạp xem xiếc thú, trong tiềm thức đều nghĩ là đến xem voi, xem gấu chứ không phải xem chó, mèo biểu diễn.

Muốn thay thế chúng ta cũng phải giúp khán giả thay đổi cảm nhận và văn hóa thưởng thức. Bởi xiếc thú từ lâu đã  gắn liền với ký ức tuổi thơ lẫn việc giáo dục cho trẻ em.

Khi phóng viên đem vấn đề bỏ xiếc thú từ động vật hoang dã trao đổi với người dân đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau.

Chị Hà Anh, giáo viên cấp 1 (ở Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ: "Tôi nghĩ đây là quan điểm đúng đắn, nên tiếp tục đẩy mạnh. Chúng ta nên để cho chúng sống theo tự nhiên, không bị ngược đãi".

Bà Nguyễn Thị Phúc - cán bộ hưu trí (Ba Đình - Hà Nội) cho rằng: "Theo tôi, việc bỏ hay không bỏ xiếc thú cần xem xét một cách thấu đáo. Với thế hệ chúng tôi, đi xem xiếc thú không chỉ là một hoạt động giải trí mà nó còn là hoạt động mang tính giáo dục. Trẻ em có cơ hội tiếp xúc, xem tận mắt các con thú hoang dã mà ít khi chúng có cơ hội gặp ngoài đời".

"Một ngày tôi ăn, ngủ cùng bạn diễn nhiều hơn với gia đình"

Trên cương vị là người quản lý đồng thời cũng là nghệ sĩ biểu diễn xiếc thú nổi tiếng, được mọi người đặt cho tên gọi "Ông hoãng xiếc trăn", ông Toàn Thắng bộc bạch, mỗi một nghệ sĩ đều coi thú là bạn diễn chứ không phải công cụ.

"Muốn các bạn diễn hợp tác được với mình, các nghệ sĩ có khi phải dành thời gian để “ăn, ngủ” cùng. Từ đó mới nắm được đặc tính, hiểu được “tâm tư tình cảm” của chúng. “Gắn bó như vậy tất nhiên chúng tôi không thể làm chúng bị tổn thương.

Như tôi cũng nuôi vài "bạn" trăn. Một ngày tôi sống cùng "các bạn" ấy 12 tiếng đồng hồ, có khi còn nhiều hơn ở với gia đình.

Vừa để chúng quen hơi đồng thời cho thú thấy sự an toàn khi tiếp xúc, gần gũi với mình. Khi đã quen thuộc rồi, tôi mới bắt đầu cho các bạn tập luyện với mình.

Tôi nghĩ dùng vũ lực, thú có thể sợ hãi. Khi sợ hãi quá chắc chắn sẽ xảy ra phản ứng ngược. Điều đó hoàn toàn bất lợi cho các nghệ sĩ" - ông Thắng nói.

{keywords}
Nghệ sĩ Toàn Thắng và bạn diễn. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Cũng theo ông Thắng, nhiều năm trở lại đây, Liên đoàn Xiếc Việt Nam không coi xiếc thú đơn giản chỉ là một vở diễn mà đưa nó trở thành bộ môn nghiên cứu chuyên sâu.

Toàn bộ phương pháp huấn luyện cũng được thay đổi, bao gồm nghiên cứu cả tâm lý, vận động của thú. Để từ đó đưa ra các động tác phù hợp với cơ chế vận động chúng. Như vậy các động vật sẽ tự nguyện làm theo các động tác chứ không trên cơ sở ép buộc.

Ông Thắng cho rằng những hình ảnh AFA thu thập được không phải thú của Liên đoàn. Đó có thể là các đoàn xiếc tư nhân với điều kiện vật chất, cơ sở thiếu thốn, không đủ nuôi dưỡng, thuần hóa thú. 

"Những hình ảnh đó dễ bị hiểu lầm là của Liên đoàn xiếc Việt Nam bởi nhiều đơn vị mạo danh. Cùng với đó, tại các địa phương, việc quản lý lỏng lẻo khiến xiếc thú ở Việt Nam mang tính tự phát với nhiều hình ảnh phản cảm. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình thu thập thông tin của AFA.

Một vấn đề đáng nói đó là nhiều người vẫn có suy nghĩ, cứ nhắc đến xiếc là nghĩ đến Liên đoàn Xiếc Việt Nam. Trong khi ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều rạp xiếc khác nhau không thuộc quản lý của chúng tôi.

Liên đoàn Xiếc Việt Nam chỉ có 1 rạp bạt cố định tại Hà Nội và 2 rạp bạt lưu động biểu diễn", ông Thắng nói. 

Chú rể Thanh Hoá được mừng cưới bằng 3 bao tải thóc

Chú rể Thanh Hoá được mừng cưới bằng 3 bao tải thóc

Cho rằng mừng cưới bằng tiền rồi sẽ tiêu hết, hội bạn thân của chú rể Bá Thanh (28 tuổi) đã tặng đôi uyên ương 3 bao tải thóc để dùng cho cả năm.

Lớp học 10 trò, 8 thầy cô đến giảng ở Sài Gòn

Lớp học 10 trò, 8 thầy cô đến giảng ở Sài Gòn

Không tiếng trống, tiếng chuông, đúng 18g lớp học bắt đầu hoạt động. Thầy không đứng trên bục giảng mà ngồi chung với trò ngay tại bàn học. Điều rất lạ, chỉ vỏn vẹn 10 học sinh mà có đến 7 - 8 thầy cô đứng lớp ...

Làng gốm cổ nhất Nam Bộ 18 năm quy hoạch... trên giấy

Làng gốm cổ nhất Nam Bộ 18 năm quy hoạch... trên giấy

"Gốm đất đen là một loại sản phẩm đặc trưng của Đồng Nai, phải nung bằng củi. Việc cấm sử dụng củi để nung chẳng khác nào muốn dẹp bỏ dòng gốm này".

Thục Ninh