Chớp lại những khoảnh khắc vô cùng hiếm hoi trong lịch sử, những bức ảnh này khiến người xem không khỏi ám ảnh.

{keywords}
Những binh lính Nhật Bản thiệt mạng nằm rải rác xung quanh một công sự bê tông ngầm ở đảo Tarawa, Thái Bình Dương ngày 11/11/1943 trong Chiến tranh Thế giới 2. Một trận chiến đẫm máu xảy ra sau khi lực lượng Thủy quân Lục chiến tấn công hòn đảo do quân Nhật chiếm đóng. Bức ảnh được thực hiện bởi Frank Filan và giành giải Ảnh báo chí trong khuôn khổ giải thưởng Pulitzer năm 1944. 

 

{keywords}
Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xu-đăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1km. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Nhiếp ảnh gia Kevin Carter đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát.

 

{keywords}
Khoảnh khắc em bé rơi xuống từ một tòa nhà được chụp bởi nhiếp ảnh gia Stanley Forman, người đã 3 lần đoạt giải Pulitzer, gây ám ảnh người xem. Bức ảnh được chụp năm 1975, trong một vụ hỏa hoạn tại Boston, Massachusetts, Mỹ.

 

{keywords}
Bức ảnh này được thực hiện bởi Jean-Marc Bouju vào năm 1994. Hình ảnh ghi lại một người phụ nữ chết đói tại một trạm y tế tạm thời ở Ruhango, Rwanda, nơi hàng ngàn người dân đang tị nạn từ cuộc chiến giữa quân đội chính phủ và phiến quân Rwanda. Do không được chăm sóc y tế đầy đủ, các bác sĩ cho biết 20 đến 25 người ở Rwanda chết mỗi ngày vì bệnh tật và đói ăn trong suốt cuộc giao tranh.

 

{keywords}
Bức ảnh đoạt giải năm 1951 của Max Desfor (hãng AP), ghi lại hình ảnh người dân Bình Nhưỡng, Triều Tiên và những người tị nạn từ các khu vực khác bất chấp nguy hiểm vẫn cố gắng vượt qua cây cầu có phần dầm đã sụp đổ để chạy trốn về phía nam, qua sông Taedong nhằm thoát khỏi cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.

 

{keywords}
Từ đầu đến chân phủ đầy tro bụi, ánh mắt đầy sợ hãi và hoảng loạn, bức ảnh về bà Marcy Borders đã trở thành một trong những hình ảnh ám ảnh nhất về thảm họa khủng bố 11/9 ở Mỹ xảy ra vào năm 2001. 

 

{keywords}
Đôi mắt hấp hối- Cô bé người Colombia Omayra Sanchez, 13 tuổi, chết trong một vụ phun trào núi lửa vào năm 1985. Trong bức ảnh Sanchez bị kẹt dưới đống đổ nát của căn nhà trong 3 ngày trước khi lìa đời. Nhiều nhà báo đã chứng kiến quá trình thay đổi tâm lý của Sanchez lúc ấy, từ sự thanh thản bình tĩnh sang sự quằn quại đau đớn khi phải đối mặt với tử thần. Bức ảnh đoạt giải ảnh báo chí thế giới.

 

{keywords}
Bức “Trái tim sư tử” của nhiếp ảnh gia Deanne Fitzmaurice chụp năm 2005. Nhiếp ảnh gia báo chí Deanne Fitzmaurice đã nhận được giải Pulitzer 2005 cho bộ ảnh “Phẫu thuật trái tim sư tử”. Bộ ảnh kể câu chuyện về cậu bé 9 tuổi người Iraq đã bị thương rất nặng sau một vụ nổ bom ở thời kỳ diễn ra cuộc Chiến tranh Iraq.

Bà mẹ 6 con gây sốt vì thân hình nóng bỏng như gái chưa chồng

Bà mẹ 6 con gây sốt vì thân hình nóng bỏng như gái chưa chồng

Dù đã bước sang tuổi 35 và là mẹ của 6 đứa con nhỏ nhưng Tenille Duncan vẫn khiến không ít người ngưỡng mộ bởi thân hình quá đỗi nóng bỏng

Ước muốn lạ cuối đời của cụ ông 80 bên góc đường Sài Gòn

Ước muốn lạ cuối đời của cụ ông 80 bên góc đường Sài Gòn

Chiếc xích lô đậu sát mái hiên nhà ở góc giao lộ Trần Quang Khải - Đinh Tiên Hoàng (P. Tân Định, Q.1, TP.HCM). Trên xe, ông cụ nước da sậm ngồi trên đó đưa mắt nhìn ra đường.

'Ông hoàng xiếc trăn' tiết lộ điều ít biết

'Ông hoàng xiếc trăn' tiết lộ điều ít biết

"Mỗi một nghệ sĩ đều coi thú là bạn diễn chứ không phải công cụ. Muốn các bạn diễn hợp tác được với mình, các nghệ sĩ có khi phải dành thời gian để “ăn, ngủ” cùng", ông Tống Toàn Thắng cho biết.

Thanh Bình (Theo Business Insider)