Không thể đánh lại đối phương, Võ Tánh xin tướng nhà Tây Sơn tha chết cho binh lính và thường dân trong thành, rồi châm lửa tự thiêu. Người dân cảm mến tài đức của ông lập nên ngôi mộ gió để hương khói phụng thờ.

Ngôi mộ gió trên đường Nguyễn Thái Bình

Mộ nằm ngay mặt tiền đường Nguyễn Thái Bình (phường 12, Q. Tân Bình, TP.HCM), được xây dựng bằng hợp chất ô dước, bám đầy rêu xanh. Khuôn viên mộ dài 10m, rộng 7m có tường bao quanh.

Ở 4 góc có 4 trụ mang hình búp sen. Phía trước mộ có một am nhỏ xây bằng xi măng với 3 ô, mỗi ô đều có một tấm bia và bát nhang.

Hai bia xi măng ở 2 bên ghi bằng tiếng Hán. Bia giữa khắc trên đá, tiếng Việt ghi tên ông Võ Tánh kèm theo những dòng tiều sử.

{keywords}
Am và mộ gió Võ Tánh trên đường Nguyễn Thái Bình.

Phía trước ngôi mộ được bà con xung quanh quét dọn và tu sửa. Phía sau đổ nát và hoang phế. Nằm ngay ngã ba khu dân cư đông đúc, khu mộ bị biến thành nơi để rác của nhiều người trong khu vực.

Nơi đây là mộ danh tướng Võ Tánh thời Nguyễn sơ khai. Người dân cho biết, mộ này có từ đầu thế kỷ 19 được xây dựng sau khi Võ Tánh thất thủ thành Bình Định. Nơi đây thường có nhiều người đến viếng. Họ chủ yếu là những người đến cầu may. 

{keywords}
Rêu phong...

Bà con cho biết thêm, từ nhiều năm nay khu mộ này từng xuất hiện nhiều lời đồn huyễn hoặc. Tuy nhiện, đây chỉ là ngôi mộ gió (không có tử thi). Vì vậy, những lời đồn cũng dần tan đi.

{keywords}
Bên cạnh ngôi mộ ngổn ngang trăm thứ.

Theo sử liệu, Võ Tánh là vị tướng anh dũng tuẫn tiết vì không giữ được thành. Trước khi chết ông viết thư cho đối phương để xin bảo toàn tính mạng cho binh lính của mình.

Người dân trong vùng cảm mến tài đức của Võ Tánh đã lập nên ngôi mộ gió này để hương khói phụng thờ từ hàng trăm năm nay.

Mộ gió thứ 2

Ngày 27/5 năm Tân Dậu, tức vào ngày 7/7 năm 1801, tướng trấn thủ thành Bình Định của nhà Nguyễn là Võ Tánh tuẫn tiết để không rơi vào tay nhà Tây Sơn.

{keywords}
Ngôi mộ gió thứ hai của danh tướng Võ Tánh ở đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận, TP.HCM

Ông là một tướng tài của chúa Nguyễn Ánh. Cùng với Đỗ Thành Nhơn và Châu Văn Tiếp, ông được người đời phong tặng là Gia định tam hùng. Ông sinh năm 1768 tại Biên Hòa.

Không thần phục nhà Tây Sơn, năm 1783 đến năm 1788, ông cùng với người anh là Võ Nhàn tập hợp lực lượng nổi dậy tại 18 thôn Vườn Trầu (Hóc Môn). Tự xưng là Nghĩa quân Kiến Hòa, ông giương ngọn cờ Khổng Tước Nguyên Võ, rồi kéo quân chiếm giữ cả vùng Gò Công.

Năm 1788, ông về dưới trướng Nguyễn Ánh được phong Khâm sai Chưởng Cơ Tiên Phong Doanh và được chúa gả cho em gái là Ngọc Du. Trong tiểu thuyết "Giọt máu chung tình" viết về chuyện tình Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà xuất bản năm 1926, tác giả Tân Dân Tử cho rằng, Võ Đông Sơ là con của Võ Tánh - Ngọc Du. Tiểu thuyết này sau đó được chuyển thể thành vở cải lương rất nổi tiếng.

2 năm sau, ông tiến đánh và chiếm được thành Diên Khánh (nay thuộc Khánh Hòa). Năm 1797, ông được phong tước Quận Công kiêm lãnh chức Đại tướng quân theo Nguyễn Ánh tiến đánh Quảng Nam sau khi vượt qua sông Mỹ Khê (Quảng Ngãi), đánh bại Đô đốc Tây Sơn Nguyễn Văn Giáp.

Những năm kế tiếp ông liên tục chiến thắng ở khắp các mặt trận. Ông đã cùng Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức tiến đánh và chiếm được thành Qui Nhơn. Sau khi đại quân rút về Gia Định ông được giao trấn thủ cùng với Lễ bộ tham tri Ngô Tùng Châu và thành được đổi tên là thành Bình Định.

Không lâu sau đó, đại quân Tây Sơn do Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng chỉ huy bao vây thành. Suốt 14 tháng bị vây, quân trong thành gần như sức cùng lực kiệt vì không còn lương thực để sống. Có người khuyên ông tìm cách trốn đi, ông khảng khái trả lời: "Ta phụng mạng giữ thành này nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành, hèn nhát trốn lấy một mình, sau này còn mặt mũi nào trông thấy chúa thượng?".

Không còn cách nào để giải vây được, ông đã viết một bức thư gởi cho Trần Quang Diệu khi vào thành nên tha chết cho quân sĩ. Ngày 7/7/1801, ông sai thuộc hạ lấy rơm củi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào, rồi châm ngòi tìm cái chết. Sau đó, Ngô Tùng Châu cũng dùng thuốc độc tự vẫn.

Chiếm được thành, Trần Quang Diệu tỏ ra xúc động trước sự trung dũng của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Thi thể 2 ông được tẩm liệm tử tế. Hàng binh nhà Nguyễn không người nào bị giết.

Sau khi Võ Tánh mất, tại Gia Định, Nguyễn Ánh hay tin đã lập một ngôi mộ gió. Ngôi mộ này hiện vẫn còn tại hẻm 19 đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Đây là ngôi mộ gió thứ 2 dành cho một vị tướng tài đầy nhân đức.

(còn tiếp)

Đại gia buôn xe nổi tiếng từ 16 tuổi: Bán vài chiếc, đủ mua cả căn nhà

Đại gia buôn xe nổi tiếng từ 16 tuổi: Bán vài chiếc, đủ mua cả căn nhà

16 tuổi, ông Tuất đã là chủ hãng xích lô nổi tiếng. Trong khi xích lô của Pháp bán với giá 7.000 đồng Đông Dương, xích lô xưởng ông Tuất bán chỉ dao động từ 3.000 - 4.000 đồng Đông Dương/chiếc...

Phía sau bức tranh nửa tỷ không bán của người phụ nữ Hà Nội

Phía sau bức tranh nửa tỷ không bán của người phụ nữ Hà Nội

Yêu thích bức tranh thêu, vị khách Nhật Bản nài nỉ được mua với giá gần nửa tỷ đồng. Tuy nhiên người phụ nữ nghèo quyết định từ chối…

Trần Chánh Nghĩa