Ho nuoc doc duoi day bien giet chet moi sinh vat boi vao hinh anh 1

Thế giới dưới đại dương có vô vàn điều kỳ thú, từ thác nước ngầm tới những hồ nước đặc biệt. Trong ảnh là một “hồ nước” hình thành tách biệt với khu vực xung quanh bởi nồng độ muối. Đặc điểm của nơi này là có bờ và bề mặt tách biệt. Ảnh: LATimes.

Ho nuoc doc duoi day bien giet chet moi sinh vat boi vao hinh anh 2

Chúng thường xuất hiện ở vùng vịnh Mexico, với hồ nhỏ nhất có đường kính chưa tới 1 m, hồ lớn nhất dài tới 20 km. Ngoài ra, các hồ mặn này còn được tìm thấy ở Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Ảnh: Ocean Exploration Trust.

Ho nuoc doc duoi day bien giet chet moi sinh vat boi vao hinh anh 3

Ngày nay, vịnh Mexico là một lòng chảo sâu, nhưng vào thời Jura (cách đây 150-200 triệu năm, nơi đây nông và tách biệt với phần còn lại của đại dương. Kết quả, nồng độ muối ở đây ngày càng tăng và khi bốc hơi hết, một lớp muối dày tới 8 km bao phủ đáy biển. Lớp muối này vẫn còn tồn tại nhưng đã bị vỡ ra do các hoạt động địa chất. Khi hai mảng kiến tạo dịch chuyển, vùng vịnh này lại hạ thấp xuống và nước biển tràn vào. Ảnh: Amusing Planet.

Ho nuoc doc duoi day bien giet chet moi sinh vat boi vao hinh anh 4

Khi vịnh Mexico trở thành biển, lớp muối đã bị che phủ bằng trầm tích lắng đọng, khiến chúng không tan ra khi lòng chảo ngập nước. Lớp trầm tích ngày càng nặng, đè lên tầng muối khiến chúng dịch chuyển (mảng kiến tạo muối) và hình thành các mái vòm, nơi khối muối xuyên qua lớp trầm tích lên đáy biển. Khi vòm này tiếp xúc với nước biển, muối tan ra và một vùng nước tách biệt có nồng độ muối cao hình thành. Đó chính là hồ muối. Ảnh: Amusing Planet.

Ho nuoc doc duoi day bien giet chet moi sinh vat boi vao hinh anh 5

Nước trong hồ mặn, đặc và nặng hơn các vùng nước xung quanh, với ranh giới có thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Những hồ nước này có chung hiệu ứng như các hồ nước trên mặt đất. Ví dụ, mặt hồ có các gợn sóng tạo ra bởi sự chuyển động của nước biển, như các gợn sóng của hồ trên mặt đất tạo ra bởi gió. Ảnh: Nautinus Live.

Ho nuoc doc duoi day bien giet chet moi sinh vat boi vao hinh anh 6

Một số hồ có nước đặc đến mức các sinh vật biển có thể “nổi” trên bề mặt của chúng, như con người nổi trên Biển Chết. Khi tàu ngầm của các nhà nghiên cứu tới đây, họ có thể “đỗ” trên mặt hồ. Ảnh: Sott.

Ho nuoc doc duoi day bien giet chet moi sinh vat boi vao hinh anh 7

Đôi khi, các hồ nước này có khí methane tạo thành bọt bóng. Bờ của những hồ mặn này thường có các loài trai sò sống cộng sinh với vi khuẩn có khả năng biến methande thành đường carbon. Ảnh: Nautinus Live.

Ho nuoc doc duoi day bien giet chet moi sinh vat boi vao hinh anh 8

Tuy nhiên, hồ nước này lại giống như thuốc độc với các sinh vật biển khác. Chúng thường không có oxy và quá mặn để sinh vật biển sống sót. Một số hồ còn chứa những chất độc, giết chết bất cứ động vật nào chạm vào. Ảnh: Blue Planet.

Ho nuoc doc duoi day bien giet chet moi sinh vat boi vao hinh anh 9

Nồng độ muối cao thường khiến những động vật xấu số rơi vào đây trở thành xác ướp. Các nhà khoa học từng tìm thấy một con cua đã chết từ 8 năm trước, nhưng bên trong vẫn còn các mô mềm. Ảnh: Labroots.

Lươn biển giãy giụa vì sốc độc khi lọt vào hồ muối dưới đáy biển Nước trong những hồ đặc biệt dưới đáy biển này thường có hàm lượng muối cao gấp 10 lần nước biển thông thường và không có oxy, khiến sinh vật lọt vào đây bị sốc và có thể mất mạng.
Khách sạn khổng lồ gần 50 năm chưa đón vị khách nào ở Mỹ

Khách sạn khổng lồ gần 50 năm chưa đón vị khách nào ở Mỹ

Không trở thành khách sạn mơ ước với doanh thu lớn nhưng Igloo vẫn là một trong những điểm tham quan độc đáo nhất của Alaska, Mỹ.

Theo Zing